Điều kiện cần và đủ để mở phòng khám, chữa bệnh Y học cổ truyền là gì? Câu hỏi được đông đảo mọi người yêu thích ngành Y học cổ truyền quan tâm. Để hiểu rõ hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
- Tuyển sinh Trung Cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2021
- Chi tiết hồ sơ Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2021
- Bí kíp ghi nhớ nhóm thuốc, vị thuốc đông y dễ dàng
Một trong các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập phụ thuộc vào quy hoạch của địa phương dưới sự giám sát của Bộ Y tế và Bộ xây dựng. Mỗi cá nhân muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp và hơn nữa chứng chỉ hành nghề này phải trải qua một quá trình đào tạo lâu dài.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp các chủ thể thực hiện hành vi trái quy định pháp luật như lưu hành bằng cấp giả hành nghề y trên thị trường lao động, nhập lậu các thiết bị y tế, xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh hoặc hành nghề khám chữa bệnh trái phép…Các hành vi này nếu như không xử lý kịp thời thì rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng của người khác.
Quy định về mở phòng khám Y học cổ truyền
Vậy điều kiện cần để mở phòng khám chữ bệnh y học cổ truyền là gì?
Theo tìm hiểu của ban pháp chế Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, việc mở một phòng khám Y học cổ truyền cũng giống như việc mở một quầy thuốc Tây có rất nhiều các kiều kiện khác nhau. Bởi vậy muốn mở một phòng khám Y học cổ truyền thì cần rất nhiều các yếu tốt có khi còn nhiều điều kiện hơn cả mở quầy thuốc Tây. Căn Cứ Pháp Lý Thực Hiện Thủ Tục:
– Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
– Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
– Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.
Điều kiện cấp phép hoạt động với một phòng khám Đông Y được quy định trong Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được quy định cụ thể như sau:
Bằng cấp kiến thức chuyên môn ngành Y học cổ truyền
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học chuyên nghiệp chuyên ngành y học cổ truyền.
- Giấy chứng nhận lương y, lương dược do các cơ sở có chức năng thẩm quyền được bộ y tế chỉ định đào tạo và cấp bằng.
- Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền do bộ y tế hoặc cơ sở y tế cấp trước ngày Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của bộ y tế hướng dẫn về hành nghề y dược tư nhân có hiệu lực.
- Giấy chứng nhận lương y, lương dược do bộ y tế hoặc sở y tế cấp trước ngày thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y dược tư nhân có hiệu lực.
- Giấy chứng nhận đủ trình độ chuyên môn y dược cổ truyền do bộ y tế hoặc sở y tế cấp.
- Khám chữa bệnh sử dụng phương pháp y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
- Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám chữa bệnh;
- Có thể bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
- Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;
- Trong trường hợp có sản xuất chuẩn bị một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc y học cổ truyền, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành kinh doanh trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược. Nếu vi phạm việc xử lý sẽ nặng nhẹ tùy theo mức độ vi phạm;
Thầy thuốc Đông Y bào chế các bị thuốc
Trang thiết bị Y tế tại nơi làm việc
- Việc thự hiện khám bệnh, kê đơn, bôc thuốc:
- Phải có đầy đủ tủ thuốc tại nơi làm việc, các vị thuốc được bảo quản kín đáo tùy theo từng vị thuốc, có nắp và ghi rõ tên thuốc; Có cân thuốc đảm bảo chuẩn cho việc bốc và phân chia thuốc theo theo.
- Việc Thực hiện châm cứu, xoa bóp bấm huyệt:
- Có giường châm cứu, xoa bóp bấm huyệt; có dụng cụ đầy đủ để châm cứu, xóa bóp, bấm huyệt.
- Việc thực hiện xông hơi thuốc: phải có hệ thống tạo hơi thuốc đảm bảo cũng như đạt chuẩn của bộ Y tế.
Đối với yêu cầu về nhân sự của phòng khám Đông Y
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám Đông Y phải là người được cấp chứng nhận lương của của bộ Y tế hoặc sở Y tế cấp tỉnh. Hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền
- Có đủ thời gian hành nghề chuyên môn ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền.
- Đối với tất cả các đối tượng đang làm việc trong việc chuẩn trị y học cổ truyền nếu có thực hiện việc khám chữa bệnh phải được cấp chứng chỉ hành nghề và chỉ được khám chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công người khám chữa bệnh phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Cơ sở vật chất cần được chú trọng với phòng khám Đông Y
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Cơ sở phải chắc chắn. ánh sáng đầy đủ, không được có bụi bẩn, tường và nền nhà phải sử dụng các vật liệu dễ vệ sinh;
- Buồng chẩn trị bệnh phải có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh riêng;
- Nếu có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt với diện tích ít nhất 05 m2/giường;
- Nếu có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi. Diện tích ít nhất là 02m2 đối với một buồng xông hơi, buồng phải kín nhưng đủ ánh sáng;
- Nếu có bào chế một số dạng đóng gói sẵn thì phải được Sở Y tế tỉnh thẩm định, xem xét cho phép.
Mở lớp đào tạo Trung Cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2021
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông báo tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM dành cho đối tượng vừa đi làm vừa đi học ngoài giờ hành chính thứ bảy chủ nhật. Thời gian đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền từ 1 đến 2 năm tuỳ theo trình độ bằng cấp của người học. Cụ thể như sau:
- Thời gian đào tạo 02 năm áp dụng cho người có bằng tốt nghiệp THPT.
- Thời gian đào tạo 01 năm áp dụng cho người có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
Thông báo tuyển sinh trung cấp Y học cổ truyền
Sau khi hoàn thành khoá học tốt nghiệp sẽ được cấp Bằng Y sĩ Y học cổ truyền theo quy định của Bộ LĐTB&XH. Với bằng Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền này thì người học có đủ điều kiện thời gian 9 tháng thực hành thực tập Bệnh viện theo quy định Luật khám chữa Bệnh sẽ có thể đề nghị Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề y để thăm khám, chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.
Thí sinh tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được phép học liên thông lên Bác sĩ Y học cổ truyền theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & đào tạo tại các Trường Đại học Y Dược – Bộ Y tế với thời gian đào tạo 4 năm để được cấp bằng Bác sĩ YHCT.
Trên đây là một số điều kiện để mở phòng khám chữa bệnh Y học cổ truyền hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Để đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền nhanh tay chuẩn bị giấy tờ hồ sơ gửi về địa chỉ Văn phòng tuyển sinh nhà trường.
Nguồn: caodangytetphcm.edu.vn