Thuốc Nivalin là gì? Thuốc Nivalin được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc?
Nivalin là thuốc gì?
Theo Bác sĩ, Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Nivalin là một loại thuốc có chứa hoạt chất Galantamin hydrobromid – được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng sa sút trí tuệ và một số rối loạn thần kinh khác.
Thành phần chính trong mỗi viên thuốc:
-
Hoạt chất: Galantamin hydrobromid 5 mg
-
Tá dược: Lactose monohydrate, tinh bột mì, talc, magie stearat, cellulose vi tinh thể loại 101, calci hydrogenphosphat dihydrat.
Công dụng của thuốc Nivalin
Nivalin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
-
Điều trị chứng sa sút trí tuệ mức độ nhẹ đến trung bình trong bệnh Alzheimer.
-
Hỗ trợ điều trị các bệnh thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn vận động như:
-
Viêm đa rễ thần kinh
-
Bệnh thần kinh rễ
-
Viêm dây thần kinh hoặc viêm đa dây thần kinh
-
-
Điều trị tình trạng liệt vận động sau tổn thương tủy sống.
-
Cải thiện khả năng vận động bị mất sau đột quỵ.
-
Điều trị các bệnh lý như yếu cơ hoặc loạn dưỡng cơ.
Chống chỉ định
Không nên sử dụng Nivalin trong các trường hợp:
-
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
-
Người bị suy gan nặng.
-
Bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 9 ml/phút).
-
Không dùng cho trẻ em.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nivalin
Lưu ý: Thông tin liều dùng dưới đây dành cho người lớn và chỉ mang tính chất tham khảo. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
1. Các bệnh thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn vận động
Liều dùng: 10 – 40 mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần.
2. Liệt vận động sau tổn thương tủy sống
Liều dùng: 10 – 40 mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần.
3. Mất khả năng vận động sau đột quỵ
Liều dùng: 10 – 40 mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần.
4. Yếu cơ, loạn dưỡng cơ
Liều dùng: 10 – 40 mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần.
5. Bệnh Alzheimer
-
Người lớn: 5 mg x 2 lần/ngày, dùng vào buổi sáng và tối, duy trì trong 4 tuần. Sau đó có thể tăng lên 10 mg x 2 lần/ngày.
-
Người suy gan mức độ trung bình: 15 mg/ngày. Không dùng nếu suy gan nặng.
-
Người suy thận: Không nên dùng quá 15 mg/ngày. Tránh dùng nếu suy thận nặng.
Thời gian điều trị: Thay đổi tùy theo mức độ bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân, có thể từ vài tuần đến vài năm.
Nếu xuất hiện tác dụng phụ, có thể cần giảm liều hoặc ngừng thuốc trong 2 – 3 ngày, sau đó dùng lại với liều thấp hơn. Trường hợp ngừng thuốc trong thời gian dài, nên khởi đầu lại bằng liều thấp nhất và tăng dần.
Tác dụng phụ của Nivalin
Các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp:
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, khó tiêu, tăng tiết nước bọt, nấc, viêm dạ dày – ruột, khó nuốt.
-
Tim mạch: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế, suy tim, blốc nhĩ thất, hồi hộp, rung nhĩ, ngất.
-
Thần kinh: Chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, run, co giật, trầm cảm, lú lẫn, mất ngủ, hội chứng loạn thần.
-
Tiết niệu: Tiểu không kiểm soát, tiểu đêm, đái máu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu, sỏi thận.
-
Khác: Tăng đường huyết, tăng phosphatase kiềm, thiếu máu, chảy máu cam, ban đỏ, viêm mũi, thủng thực quản.
Lưu ý khi sử dụng Nivalin
-
Cẩn trọng với người có rối loạn nhịp tim, đặc biệt khi đang dùng thuốc làm chậm nhịp tim.
-
Thuốc tăng tiết dịch vị, không phù hợp với người từng bị loét dạ dày – tá tràng hoặc đang dùng thuốc kháng viêm không steroid.
-
Có thể gây bí tiểu tiện, cần theo dõi trên bệnh nhân có bệnh lý đường tiết niệu.
-
Thuốc có thể làm tăng nguy cơ co giật – thận trọng với người từng có tiền sử động kinh, hen hoặc COPD.
-
Đối với người suy gan/thận mức độ nhẹ đến trung bình, cần theo dõi và hiệu chỉnh liều nếu cần.
-
Khi gây mê, cần lưu ý tác dụng hiệp đồng với succinylcholin và các thuốc chẹn thần kinh cơ.
Cách bảo quản thuốc Nivalin
-
Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
-
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
-
Nhiệt độ bảo quản lý tưởng: dưới 30°C.