Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) mới đây có đề cập đến các chức danh phải có chứng chỉ hành nghề tạm thời, trong đó có sinh viên ngành Y.
- Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng
- 8 chính sách mới trong lĩnh vực Y tế có hiệu lực từ tháng 01/2019
- Danh sách các trường cao đẳng có đào tạo ngành Y Dược tại TPHCM năm 2019
Theo Tin tức Y tế, trước đây Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 chỉ đề cập đến duy nhất một loại chứng chỉ hành nghề dành cho bảy nhóm đối tượng bao gồm: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y và người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Thì tại dự thảo này, nhằm xác định trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm nghề nghiệp, giấy phép hành nghề sẽ được phân thành 02 loại: Giấy phép hành nghề chính thức và giấy phép hành nghề tạm thời, thông qua phương thức thi đánh giá năng lực và xét cấp.
Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ kiểm soát và thắt chặt hơn nữa các đối tượng hành nghề cũng như các cơ sở khám, chữa bệnh đang mở tràn lan hiện nay.
Thêm chức danh phải có giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh
Như đã đề cập, trước đây, chỉ có 07 nhóm đối tượng hành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ thì khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) này được thông qua, với 02 loại giấy phép hành nghề, hầu hết các chức danh trong công tác y tế đều phải có giấy phép. Cụ thể:
Các chức danh thi đánh giá năng lực để cấp giấy phép:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng viên;
- Hộ sinh viên;
- Kỹ thuật viên thực hiện các kỹ thuật y khoa trực tiếp trên người bệnh.
Các chức danh xét cấp giấy phép:
- Kỹ thuật viên không thực hiện các kỹ thuật y khoa trực tiếp trên người bệnh;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Người tiêm chủng;
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Chăm sóc viên (hộ lý).
Các chức danh phải có giấy phép hành nghề tạm thời:
- Học viên, sinh viên, học sinh chuyên ngành y thực hành khám, chữa bệnh trên người bệnh;
- Giảng viên, giáo viên của các trường đào tạo chuyên ngành y trực tiếp hướng dẫn học viên, sinh viên, học sinh chuyên ngành y thực hành khám, chữa bệnh trên người bệnh;
- Người nước ngoài vào Việt Nam khám, chữa bệnh nhân đạo hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám, chữa bệnh hoặc đào tạo về y có thực hành khám, chữa bệnh trên người bệnh.
Tính mạng con người là tài sản vô giá, không thể xem nhẹ. Việc đặt ra những quy định nêu trên hoàn toàn phù hợp với tinh thần của pháp luật Việt Nam và tâm lý của người dân khi trao tính mạng mình vào tay người khác.
Ban truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bình Thạnh tổng hợp