Kể từ tháng 01/2019 có nhiều chính sách mới về Y tế bắt đầu có hiệu lực thi hành như: tăng giá khám bệnh BHYT, hỗ trợ thuốc miễn phí cho bệnh nhân BHYT…
- Điểm mặt 5 sự kiện giáo dục gây chấn động dư luận trong năm 2018
- Những trải nghiệm tự hào khi là sinh viên trường Y
- TPHCM tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh tại TPHCM năm 2019
8 chính sách mới trong lĩnh vực Y tế có hiệu lực từ tháng 01/2019
Tăng giá khám bệnh BHYT từ 15/01/2019
Theo thông tin do ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, kể từ 15/01/2019, giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc sẽ được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
Cụ thể, giá khám bệnh Bảo hiểm Y tế theo quy định mới như sau:
– Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 37.000 đồng/lượt (tăng 3.900 đồng);
– Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (tăng 3.400 đồng);
– Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (tăng 2.800 đồng);
– Bệnh viện hạng IV, Trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (tăng 2.700 đồng).
Đối với riêng giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) là 200.000 đồng.
Sắp có chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho bệnh nhân
Theo tin tức Y tế Việt Nam mới nhất, kể từ ngày 01/01/2019, chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh sẽ chính thức được áp dụng theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 31/2018/TT-BYT.
Chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí này do các cơ sở kinh doanh dược thực hiện, áp dụng với những bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.
Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, những bệnh nhân tham gia chương trình phải thuộc đối tượng áp dụng của chương trình hỗ trợ thuốc và được chẩn đoán xác định bệnh phù hợp với phạm vi chỉ định của chương trình hỗ trợ thuốc; phải được cung cấp thông tin, tư vấn đầy đủ và đồng ý, tự nguyện tham gia chương trình.
Công bố danh mục thuốc được BHYT chi trả
Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 ban hành Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Theo thông tư này, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT có: Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…
Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT có: Carbon 11 (C-11), coban 57 (Co-57), Cesium 137 (Cesi-137)…
Ban hành danh mục thuốc được BHYT chi trả
Giảm giá khám bệnh cho bệnh nhân không có BHYT
Thông tư 37/2018/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2019 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đã được Bộ Y tế ban hành.
Theo thông tư trên, giá tối đa của dịch vụ khám bệnh đã giảm so với trước đây. Cụ thể như sau:
– Bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I: 37.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
– Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
– Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
– Bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (giảm 3.000 đồng/lượt).
Riêng giá khám sức khỏe toàn diện người lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) có mức giá tối đa là 145.000 đồng.
Trẻ sốt trên 39 độ sau tiêm chủng phải đưa ngay đến bệnh viện
Thông tư 34/2018/TT-BYT có quy định hướng dẫn như sau, trẻ em sau khi tiêm chủng phải được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ tại nhà về tinh thần, ăn, ngủ và các biểu hiện về thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm. Trong trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Dược sĩ Nam Anh, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thông tư cũng quy định trong trường hợp phát hiện trẻ có những biểu hiện sau phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác: Sốt cao trên 39 độ, co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác…
Thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 tỉnh, thành
Theo Quyết định 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 10/01/2019, có 09 tỉnh, thành tiến hành thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp huyện và cấp xã, bao gồm: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.
Đối với Hà Nội và TP HCM, 100% đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã sẽ triển khai thí điểm; tại 07 tỉnh, thành phố còn lại, có tối đa 25% số đơn vị hành chính cấp huyện và 25% đơn vị hành chính cấp xã tham gia thí điểm.
Thời gian thực hiện thí điểm là 01 năm, bắt đầu từ ngày 10/07/2019.
7 dịch vụ y tế liên quan đến HIV sẽ được BHYT chi trả
Thông tư số 27/2018/TT-BYT của Bộ Y tế sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:
+ Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả);
+ Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;
+ Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
+ Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
+ Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;
+ Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);
+ Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Nhiều quy định mới liên quan đến KCB BHYT
Quy trình cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Một trong những điểm nổi bật tại Thông tư 43/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương là quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu. Cụ thể:
– Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 05 ngày làm việc;
– Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở trong 10 ngày làm việc, từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
– Tiến hành thẩm định thực tế tại cơ sở về tính pháp lý của hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở;
– Cấp Giấy chứng nhận trong vòng 05 ngày, từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Caodangytetphcm.edu.vn tổng hợp.