Trang chủ / Trung cấp Y Dược / Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM / Thầy thuốc Y học cổ truyền hướng dẫn cách cạo gió bắt gió trị bệnh

Thầy thuốc Y học cổ truyền hướng dẫn cách cạo gió bắt gió trị bệnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong một số trường hợp như cảm cúm nhẹ, đau nhức, mệt mỏi,…có thể cạo gió bắt gió trị bệnh. Bài viết sau hướng dẫn cách cạo gió bắt gió và một số trường hợp chống chỉ định

Cạo gió như thế nào là đúng cách

Cạo gió như thế nào là đúng cách?

Cạo gió là phương pháp điều trị bệnh dân gian rất phổ biến. Đối với những bệnh nhẹ không nguy hiểm như cúm, đau nhức cơ,… không cần đến cơ sở y tế thì cạo gió ở nhà là cách trị cảm lạnh hữu hiệu, nhanh hết đau nhức cơ, giúp cơ thể ấm lên, giảm thời gian bị bệnh.

Tuy nhiên phương pháp cạo gió bắt gió theo đông Y có chống chỉ định và chỉ định với từng đối tượng, loại bệnh cụ thể. Thầy thuốc tư vấn nên tìm hiểu phương pháp cạo gió đúng cách, đúng bệnh để tránh nhiều biến chứng không mong muốn.

Cách cạo gió và bắt gió đúng cách

Các giảng viên trung cấp y học cổ truyền TPHCM thì nhiều người gọi cảm lạnh là trúng gió, dấu hiệu là cơ thể mệt rã rời, đầu choáng váng, lạnh vai gáy. Cạo gió sẽ giúp các triệu chứng giảm dần và người bệnh cảm thấy khỏe hơn. Phương pháp cạo gió đúng cách như sau:

Vật cạo gió là những vật có cạnh hình cung tròn, nhẵn và cứng như thìa, đồng xu,… tốt nhất là dùng sừng trâu ( đây là vị thuốc đông y giúp tán khí, thông khí), để cạo lên vùng đau nhức. Nếu không có vật cạo gió có thể giật gió bằng tay ở vùng đau cho đến khi lên gió.

Thực hiện cạo gió thì cho người bệnh nằm nơi yên tĩnh kín gió. Sát trùng dụng cụ cạo gió trước và sau khi cạo. Trước khi cạo xoa dầu dạng nước lên vùng đau rồi cầm thẳng vật cạo miết lực vừa phải một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

  • Cạo ở lưng ở hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng (là đường bàng quang kinh), có nhiều huyệt chủ trị chứng sốt lạnh, nghẹt mũi, đau đầu, cứng cổ, đau thắt lưng…), và các huyệt tương ứng với từng tạng phủ, điều hòa khí huyết, nâng cao chính khí, trục tà khí đang xâm nhập vào cơ thể…
  • Cạo ở tay dọc cánh tay mặt (theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay).
  • Vùng ngực cạo từ trong ra ngoài, lực nhẹ hơn, miết dài và đều. Nếu bị ho, ngứa họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác.
  • Cổ, bụng, chân cạo từ trên xuống dưới.
  • Mỗi vùng cạo 3-5 phút sẽ nổi vết đỏ tím. Không nên cạo quá 10 phút.

Vật cạo gió phải cứng và nhẵn bóng

Vật cạo gió phải cứng và nhẵn bóng

Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch máu ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức. Việc vỡ những mạch máu nhỏ này không gây nguy hiểm ở người bình thường.

Trường hợp chống chỉ định cạo gió

Trong trường hợp cảm mạo, nhiễm lạnh, nhiễm nước, nhức mỏi tay chân… thì cạo gió ít nhiều có hiệu quả tức thì, rẻ tiền, dễ làm, thuận tiện, hiệu quả. Đây là một phương pháp áp dụng kỹ thuật Vật lí  trị liệu đơn giản. Theo giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur CS TPHCM thì trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa bởi cạo gió cũng có những chống chỉ định, cụ thể như sau:

  • Người bị cao huyết áp và các dạng bệnh tim mạch khác
  • Phụ nữ có thai
  • Có bệnh tan máu, khó đông máu
  • Người bị bệnh ngoài da, sốt xuất huyết.

Nếu bị các bệnh trên mà cạo gió sẽ rất nguy hiểm.

Trẻ em dưới 6 tuổi không được cạo gió. Trẻ lớn nếu có cạo thì cũng phải thật nhẹ nhàng, dùng dầu vừa phải bởi da các em rất mỏng manh, dễ kích ứng.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

Chia sẻ lý do bạn nên học Trung cấp Y học cổ truyền tại TPHCM

Ngành Y học cổ truyền ngày càng khẳng định được vị trí trong công tác khám …