Một số người có thói quen bẻ thuốc hoặc nghiền nhỏ khi uống tuy nhiên làm như vậy không chỉ làm giảm chất lượng thuốc mà còn có thể gây tai biến cho người bệnh.
- Dược sĩ giới thiệu 214 Loại thuốc nguy cơ đối với phụ nữ có thai
- Kỹ thuật viên xét nghiệm cảnh báo nhóm máu Rh- nguy hiểm cho thai
Các loại thuốc hiện nay rất đa dạng tuy nhiên mỗi loại thuốc có dược động học riêng. Với thói quen dùng thuốc phải bẻ đôi, nghiền nhỏ, mở nang thuốc lấy bột hạt thuốc bên trong cho dễ uống không những làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc (dược động học của thuốc bị thay đổi) mà còn có thể xảy ra độc tính cho người bệnh.
1. Loại thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TPHCM thì những loại thuốc dạng bào chế kiểm soát giải phóng (phóng thích dược chất kéo dài) phải giữ nguyên khi uống. Các thuốc dạng này thường được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau và có ký hiệu rõ ràng trên tên thuốc. Thuốc được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc. Đây là dạng thuốc sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa nhằm cho tác dụng kéo dài, thời gian phóng thích dược chất có thể đến 12 hoặc 24 giờ.
Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt trong Bảng 1. Ví dụ một số biệt dược có ở BV có các kí hiệu trên: GLUCOPHAGE XR (metformin), SaVi Trimetazidine MR (trimetazidin), Adalat LA (nifedipin), DUSPATALIN RETARD (mebeverine).
Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: AGGRENOX (aspirin and dipyridamole), PENTASA (mesalamine), PLENDIL (felodipine), NITROMINT (nitroglycerin).
Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.
Bảng 1: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài |
||
Kí hiệu |
Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt |
LA | Long acting | Tác dụng kéo dài |
CR | Controlled release | Phóng thích có kiểm soát |
CD | controlled delivery | Phóng thích có kiểm soát |
SR | Sustained release | Phóng thích chậm |
XL/XR | Extended release | Phóng thích kéo dài |
SA | Sustained action | Tác dụng kéo dài |
DA | Delayed action | Tác dụng kéo dài |
MR | Modified release | Tác dụng kéo dài |
ER | Extended release | Tác dụng kéo dài |
PA | Prolonged action | Tác dụng kéo dài |
Retard | Retard |
Chậm |
2. Loại thuốc bao tan trong ruột
Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), OVAC (omeprazole) hoặc PARIET (rabeprazole); hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8). Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.
3. Loại thuốc ngậm dưới lưỡi
Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc. Ví dụ như thuốc SORBITRATE (isosorbide dinitrate), ERGOMAR (ergotamine).
4. Loại thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc
Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.
Bảng 2: Danh mục thuốc không được nghiền và bẻ tại BV ĐH Y Dược Huế |
|
Hoạt chất | Biệt dược |
2.1. Thuốc giải phóng kéo dài |
|
Ferrous Sulfate + Acid folic | Tardypheron B9 |
Metformin | Glucophage XR, Panfor SR |
Theophyllin | Theostat L.P |
Trimetazidin | Savi Trimetazidine 35 MR, Vastarel MR |
Gliclazid | Crondia 30 MR, Diamicron MR |
Alfuzosin | Gromzat 10mg |
Felodipin | Mibeplen 5mg |
Glimepiride + Metformin | Perglim M-2 |
Nifedipin | Cordaflex, Adalat LA |
Mebeverin HCl | Duspatalin Retard |
2.2. Thuốc bao tan ở ruột | |
Mycophenolic acid | Myfortic |
Omeprazole | Ovac-20 |
Rabeprazole | HAPPI, Pariet |
Esomeprazole | Nexium |
2.3. Thuốc ngậm dưới lưỡi | |
Chất ly giải vi khuẩn đông khô | Immubron |
2.4. Thuốc viên sủi |
|
Paracetamol + Codein | Panalganeffer codein |
Calci lactat + Calci Carbonat | Bodycan |
Paracetamol | Partamol Eff, Savipamol 500, Effervescent |
2.5. Thuốc ung thư | |
Anastrozol | Aremed, Arimidex, Dilonas |
Capecitabin | Xeltabine, Xeloda |
Bicalutamide | Casodex |
Tamoxifen | Nolvadex |
Vinorelbine Ditartrate | Navelbine |
Ciclosporin | Sandimmun Neoral Cap |
Mycophenolate mofetil | Cellcept |
2.6. Thuốc rất đắng, mùi khó chịu |
|
Berberin, Mộc hương |
Antesik |
Một số thuốc như DOLOBIB (diflunisal), FELDENCE (piroxicam), POSICOR (mibefradil) nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Thậm chí có thuốc như PROPECIA (finasteride), PROSCAR(finasteride) được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai (qua đường mũi, miệng) sẽ ảnh hưởng đến thai.
5. Loại thuốc rất đắng, có mùi khó chịu
Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịunhư ZINNAT (cefuroxim), REMERON (mirtazapine) hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như FOSAMAX (alendronate). Các thuốc: BETAPEN-VK (Penicillin V), CIPRO (ciprofloxacin), CEFTIN (cefuroxime), DESYREL (trazodone), EQUANIL (meprobamate), BERBERIN (berberin) là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.
Thông tin được đăng tải trên trang: caodangytetphcm.edu.vn