Bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa mưa. Virus tấn công và gây tổn thương trực tiếp hệ thần kinh trung ương, đe dọa tính mạng con người.
- Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc Hapacol 150 mg
- Sốt xuất huyết: Khi thấy những dấu hiệu này cần đến ngay bệnh viện
- Vật lý trị liệu có thể chữa được những bệnh gì?
Muỗi là vật trung gian gây bệnh viêm não Nhật Bản
Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật bản xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1870, viêm não Nhật Bản sau đó đã lan rộng khắp châu Á và trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm não trên toàn thế giới.
Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nguồn bệnh chủ yếu từ các loại chim hoang dã hoặc các loài gia súc chủ yếu là lợn. Muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh sang người, muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.
Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bình Thạnh thông tin muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường chủ yếu là 2 loại: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui, có màu nâu, hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước, khu vực ao hồ, ngoài cánh đồng.
Virus viêm não sau khi vào cơ thể con người sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương. Nếu người bệnh viêm não Nhật Bản qua khỏi thì có thể gặp phải các di chứng thần kinh, tâm thần (chiếm 50%): Liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ (bại não), mất ngôn ngữ, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần hoặc hôn mê, nghe kém hoặc điếc…
Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện và có các triệu chứng rõ rệt sau từ 1 đến 3 ngày như: Sốt cao đột ngột, nhức đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, đau khớp, cứng gáy, loạng choạng, đờ đẫn, rối loạn ý thức, hôn mê, nói nhảm, liệt… Bệnh diễn biến rất nhanh, có thể dẫn đến co giật, hôn mê chỉ sau 3 ngày mắc bệnh.
Phương pháp phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản
Cho đến thời điểm này, y học hiện đại vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm não Nhật Bản. Cách phòng chống bệnh tốt nhất hiện nay chính là tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản.
Cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ dưới 15 tuổi
Hiện nay lịch tiêm chủng cho trẻ em sẽ gồm 3 liều cơ bản như sau:
- Mũi thứ 1 tiêm lúc trẻ được 1 tuổi
- Mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 khoảng 1 năm.
Theo dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM –Trường cao đẳng Y Dược Pasteur thì kháng thể trung hòa sẽ tồn tại trong tuần hoàn ít nhất hai đến ba năm và có lẽ lâu hơn. Vì vậy cứ mỗi 3 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi. Hiện nay còn có vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới, có thể tiêm cho trẻ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi trở lên, số lượng mũi cũng được tiêm giảm đi,chỉ cần tiêm 1 – 2 mũi.
Ngoài ra, gia đình cần thực hiện biên pháp phòng chống bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với muỗi:
- Ngủ màn kể cả ban ngày ở những nơi nhiều muỗi để tránh bị muỗi đốt.
- Sử dụng thuốc hoặc hóa chất để diệt muỗi, không cho trẻ em chơi ở nơi có chuồng gia súc; khu chăn nuôi, nên đặt chuồng trại ở xa nhà
- Phát quang bụi rậm xung quanh, khơi thông cống rãnh để hạn chế muỗi sinh sôi và phát triển