Thuốc Zidocin có công dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để nắm rõ hơn thông tin của thuốc nhé.
- 5 loại thuốc chống say xe phổ biến nhất hiện nay
- Thông tin tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM năm 2021
Tìm hiểu về công dụng và cách dùng của thuốc Zidocin
Thuốc Zidocin có công dụng gì? Liều lượng và cách sử dụng
Theo chuyên trang tin tức Y dược được biết, Zidocin là sự kết hợp của Spiramycin, một loại kháng sinh thuộc dòng Macrolides và Metronidazole, một loại kháng sinh thuộc nhóm 5- nitroimidazole, được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bucco-nha.
Spiramycin có hoạt tính kháng khuẩn đối với các vi sinh vật hay gặp phải trong nhiễm trùng bucco-nha như streptococci non-D, Pneumococci, Mycoplasma, Chlamydia, Corynebacterium, Actinomycetes. Chúng có hoạt tính kháng khuẩn của vi sinh vật Metronidazole vis-a-vis thường được phát huy trong điều trị nhiễm trùng bucco-nha như các vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt Clostridium, Bacteroides Fragilis, Peptostreptococcus, Peptococcus, C. perfringens, Biofocus.
Cả hai thành phần trên của Zidocin đều tập trung tốt trong các mô của nha khoa: salivas, nướu và xương ổ răng. Do đó, thuốc Zidocin có công dụng trong:
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng nha khoa cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp xe răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm parodont, viêm parotid, viêm dưới da.
- Dự phòng nhiễm trùng nha khoa sau phẫu thuật.
Hướng dẫn liều lượng và cách sử dụng thuốc Zidocin an toàn
Tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn là điều cần thiết khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Với thuốc Zidocin được các bác sĩ, dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tư vấn như sau:
Chỉ định sử dụng thuốc Zidocin:
Dùng thuốc để phòng ngừa và điều trị các nhiễm khuẩn răng sau khi phẫu thuật.
Dùng thuốc để điều trị các vấn đề về nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát đặc biệt là áp xe răng, viêm nướu, viêm dưới hàm, viêm nha chu, viêm miệng, viêm tuyến mang tai.
Chống chỉ định sử dụng thuốc zidocin
- Không sử dụng đối với những trẻ em dưới 6 tuổi.
- Không sử dụng thuốc chung với rượu bia.
- Không dùng cho phụ nữ có thai ở 3 tháng đầu và khi cho con bú.
- Không sử dụng thuốc để điều trị cho những người quá mẫn cảm hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Liều lượng dùng của thuốc zidocin cụ thể:
- Liều dùng cho người lớn: uống 4 – 6 viên x 2 – 3 lần/ ngày, trong các tình trạng bệnh nặng có thể dùng tối đa 8 viên/ ngày.
- Liều dùng cho trẻ em từ 10 – 12 tuổi: uống 3 viên/ ngày.
- Liều dùng cho trẻ em từ 6 – 10 tuổi: uống 2 viên/ ngày.
Cần tuân thủ cách sử dụng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Một số tác dụng phụ và cách xử lý khi sử dụng thuốc zidocin quá liều
Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc kháng sinh Zidocin :
- Rối loạn tiêu hóa: đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Phản ứng dị ứng: nổi mề đay.
- Những tác dụng phụ liên quan tới metronidazol như: vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng, giảm bạch cầu vừa phải, nước tiểu có màu nâu đỏ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Cách xử lý quá liều hoặc gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc kháng sinh Zidocin:
Thông tin chia sẻ trên chuyên trang thuốc kháng sinh từ các Dược sĩ Cao đẳng Dược, bạn sẽ thấy một số triệu chứng như buồn nôn, nôn và mất điều hòa trường hợp này xảy ra khi dùng thuốc Zidocin một liệu duy nhất là trên 15 g.
Ngoài ra, còn tác dụng độc thần kinh gồm có co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên đã được báo cáo sau 5 – 7 ngày dùng liều 6g -10,4 g cách 2 ngày/ lần.
Cách điều trị: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu xảy ra các triệu chứng kể trên khi quá liều, bạn nên đến ngay Trạm y tế địa phương gần nhất để được điều trị kịp thời.
Lưu ý: Cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho người có tiền sử bệnh thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên , theo dõi công thức bạch cầu trong trường hợp có tiền sử rối loạn thể tạng máu hoặc điều trị với liều cao, dài ngày.
Những thông tin về thuốc Zidocin được các bác sĩ, dược giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đặc biệt, chuyên trang không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Nguồn: caodangytetphcm.edu.vn