Nếu có ý định hoặc đang mở quầy thuốc, nhà thuốc để tự kinh doanh các dược sĩ cần phải nắm được quy định mới nhất về Quản lý giá thuốc để tránh sai phạm
- Sai lầm nguy hiểm khi kết hợp thuốc bổ và thuốc chữa bệnh
- Những loại thuốc tuyệt đối không nên uống khi lái xe
- Cảnh báo nguy hiểm khi bẻ, nghiền nhỏ thuốc tây
Chính phủ vừa qua đã ban hành nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược đã quy định về việc quản lý giá thuốc ở Chương III Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ban hành ngày 08/05/2017.
Quy định về giá kê khai và giá bán thuốc
Các Dược sĩ Cao đẳng, Đại học,…mở cơ sở kinh doanh thuốc phải thực hiện quy định về kê khai giá thuốc. Giá thuốc kê khai, kê khai lại được tính theo đồng tiền Việt Nam đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và được tính trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Đối với giá nhập khẩu, việc kê khai, kê khai lại phải kèm theo thông tin về tỷ giá quy đổi từ đồng ngoại tệ sử dụng sang đồng tiền Việt Nam tại thời điểm kê khai giá. Các cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, tính chính xác của các thông số.
Đối với những thuốc chưa chưa có giá kê khai, kê khai lại thì cơ sở kinh doanh đó không được bán thuốc này. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh thuốc không được buôn bán thuốc có giá cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có văn bản thông báo xem xét lại giá mặt hàng thuốc thì trong vòng 60 ngày cơ sở kinh doanh phải phản hồi kèm theo các văn bản chứng minh tính hợp lý. Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì mức giá kê khai, kê khai lại đã công bố không còn giá trị và sẽ bị rút khỏi Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Quy định về mức lợi nhuận bán lẻ thuốc
Giá bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán thuốc được tính bằng giá mua vào cộng với Mức thặng số bán lẻ (%) nhân với giá mua vào và theo dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thì lợi nhuận bán lẻ sẽ giao động từ 2% đến 15%.
Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc:
– Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%;
– Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 (một nghìn) đồng đến 5.000 (năm nghìn) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;
– Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 (năm nghìn) đồng đến 100.000 (một trăm nghìn) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%;
– Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;
– Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 (một triệu) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.