Trang chủ / Cao đẳng Điều Dưỡng TP.HCM / Điều dưỡng viên tiết lộ những biến chứng sau khi mổ

Điều dưỡng viên tiết lộ những biến chứng sau khi mổ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Điều dưỡng viên luôn là người bên cạnh chăm sóc cho bệnh nhân do vậy họ cần có kiến thức và nhạy bén trước các biểu hiện xấu của bệnh nhân sau khi mổ.

dieu-duong-vien-cham-soc-nguoi-benh
Điều dưỡng viên phải luôn theo dõi người bệnh

Điều dưỡng viên phòng hồi sức phải là người có bị kiến thức chuyên môn cao và cập nhật liên tục về sử dụng máy móc, phương pháp mới để chăm sóc người bệnh khoa học, chính xác và an toàn vì sự thành công của ca mổ phụ thuốc rất lớn vào công tác sau mổ của điều dưỡng viên.

Sau khi mổ cơ thể bệnh nhân không ổn định

Sau khi hoàn thành ca mổ bệnh nhân có thể xảy ra các tình trạng về sinh lý với các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, choáng, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ…nguyên nhân do quá trình phẩu thuật  hoặc do gây mê. Do đó điều quan trọng nhất là điều dưỡng viên không được để bệnh nhân nằm một mình mà phải luôn nắm bắt tình hình, phối hợp nhịp nhàng với y sĩ đa khoa, bác sĩ,… nhằm xử lý kịp thời những biểu hiện xấu của bệnh nhân.

Các biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh điều dưỡng viên cần kịp thời xử lý:

Biến chứng hô hấp: nguy cơ viêm phổi, xẹp phổi.

Người bệnh hậu phẩu thường có nguy cơ viêm phổi. Viêm phổi có thể do dị vật, có thể do nhiễm trùng, nuốt phải dịch tiết, do ứ đọng, người bệnh thở máy, do người bệnh hôn mê có thể mất phản xạ nuốt, ho. Biểu hiện lâm sàng: sốt cao, rét run, mạch nhanh, thở nhanh, khò khè, đàm, khó thở, đau ngực. Điều dưỡng viên phát hiện sớm bằng cách nghe phổi thường xuyên, hút đàm khi có tăng tiết đàm nhớt, nếu người bệnh tỉnh nên hướng dẫn ho, khạc đàm. Khi phát hiện có triệu chứng viêm phổi trong quá trình khám lâm sàng điều dưỡng viên phải báo cáo ngay, làm công tác y lệnh kháng sinh, hỗ trợ hô hấp, thở oxy, theo dõi khí máu động mạch, chăm sóc người bệnh sốt cao.

Do người bệnh nằm tại chỗ, do đau không dám thở dẫn đến nguy cơ xẹp phổi. Biểu hiện lâm sàng: có triệu chứng khó thở, rì rào phế nang giảm, khò khè, tím tái, điều dưỡng cần báo cáo ngay cho bác sĩ. Để phòng ngừa xẹp phổi Điều dưỡng viên cần hướng dẫn cho người bệnh ngồi dậy sớm, hít thở sâu, giữ ấm, môi trường thoáng khí.

Biến chứng tuần hoàn: Nguy cơ nghẽn tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.

Nghẽn tĩnh mạch sâu xảy ra ở người bệnh phẫu thuật hông, chi dưới, hệ tiết niệu,…Biểu hiện lâm sàng: có dấu hiệu đau và chuột rút bắp chân, tê, phù mềm, ấn lõm…Để phòng ngừa nên thông tin đến người bệnh trước khi mổ cách tập luyện chân sau mổ, không nên buộc dây cố định chi.

Sự di chuyển của cục máu đông tới phổi gây tắc nghẽn dẫn đến nghẽn mạch phổi. Biểu hiện lâm sàng: đau chói ngực, không thở, tím tái, đồng tử giãn… Điều dưỡng viên báo ngay cho thầy thuốc, cung cấp oxy ngay cho người bệnh, theo dõi oxy trên monitor và chỉ số khí máu động mạch. Cho người bệnh gối đầu cao và tìm tư thế thoải mái, thực hiện thuốc chống đông, thực hiện truyền dịch và theo dõi sát tình trạng nước xuất nhập của người bệnh. Thực hiện phòng bệnh bằng cách cho người bệnh vận động, ngồi dậy đi lại sớm, khi truyền dịch tránh truyền chi bị liệt, chi dưới, nhất là với người già, bệnh nặng, bệnh thở máy, người bệnh bị liệt, người bệnh béo phì.

 Vết mổ: Nhiễm trùng vết mổ, chảy máu.

Thực hiện việc rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết thương là điều bắt buộc để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Biểu hiện lâm sàng: sưng, nóng, đỏ, đau vết mổ. Điều dưỡng viên nên mở băng ra quan sát vết mổ và báo cáo ngay với bác sĩ.

Chảy máu nguyên phát (xảy ra trong lúc mổ), chảy máu trung gian (trong những giờ đầu sau mổ), chảy máu thứ phát xảy ra vài ngày sau mổ. Biểu hiện lâm sàng: người bệnh là khát, da lạnh, niêm nhạt, huyết áp giảm, nhiệt độ hạ, lơ mơ, Hct giảm. Điều dưỡng viên cần tìm ra nơi chảy máu, thực hiện cầm máu tại chỗ, thực hiện truyền máu theo y lệnh. Đánh giá tổng số lượng máu mất. Đánh giá người bệnh và hỗ trợ bác sĩ trong xử trí cầm máu, công tác hồi sức người bệnh cũng như chuẩn bị người bệnh phẫu thuật cấp cứu.

Cham-soc-benh-nhan-hau-phau
Chăm sóc bệnh nhân hậu phẩu

Dạ dày – ruột: Tắc ruột, liệt ruột, chướng bụng.

Người bệnh sau khi mổ nằm tại giường, không vận động, do đau, do tác dụng thuốc giãn cơ, do mổ trên ruột.Biểu hiện lâm sàng: đau bụng, bụng trướng hơi, khó thở, nhu động ruột. Điều dưỡng viên cần đặt ống thông dạ dày, cho người bệnh ngồi dậy, xoay trở, tập thở. Cho người bệnh hít thở sâu, tập bụng, xoay trở và thực hiện thuốc giảm đau khi tập nếu có y lệnh.

Choáng: choáng giảm thể tích.

Choáng do giảm lượng máu, choáng tim, choáng thần kinh, choáng nhiễm trùng là biến chứng thường xảy ra trong thời kỳ hậu phẫu. Choáng thường gặp là choáng giảm thể tích ở giai đoạn hậu phẫu. Phòng ngừa bệnh: công tác tư tưởng trước mổ, giữ ấm, giảm đau, yên tĩnh, di chuyển nhẹ nhàng, an toàn. Điều dưỡng viên luôn theo dõi sát dấu chứng sinh tồn và chăm sóc người bệnh, phát hiện sớm dấu hiệu choáng. Nếu choáng nên cho nằm đầu thấp, chân cao hơn tim 15–300. Thông đường thở, liệu pháp oxy cho người bệnh.

Trường Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM nào đào tạo điều dưỡng viên

Tại TPHCM, Ngành điều dưỡng hiện nay được đào tạo tại các trường như: Đại Học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y Dược Pasteur,…Trong đó Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là một trong những trường uy tín trong đào tạo ngành y nói chung ngành điều dưỡng nói riêng. Trường đào tạo theo hướng thực hành do đó sinh viên tại trường không những có kiến thức vững vàng về chuyên ngành mà còn được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp một cách thành thạo đáp ứng yêu cầu ngành điều dưỡng.

dao-tao-dieu-duong-vien-tay-nghe-cao
Đào tạo Điều dưỡng viên có kiến thức vững chắc cùng tay nghề cao

Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TP.HCM:

Số 37/3 Ngô Tất Tố – Phường 21 – Quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn: 08.6295.6295 – 09.6295.6295.

Nguồn: caodangytetphcm.edu.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

thuốc là gì

Cùng tìm hiểu thuốc là gì cùng với các dược sĩ

Thuốc là sản phẩm đặc biệt quan trọng không thể thiếu được mọi người sử …