Trang chủ / Hỏi đáp Thầy thuốc / Uống thuốc trước hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất?

Uống thuốc trước hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sử dụng thuốc đúng thời gian sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc. Vậy uống thuốc trước hay sau bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả nhất.

Dựa vào thời điểm khi ta ăn thì có thể chia thuốc ra làm bốn loại: loại uống vào lúc đói, loại uống lúc no, loại nên uống cùng với bữa ăn và loại uống tùy thuộc tính chất của từng loại thuốc.

Tại sao thuốc sẽ lưu ở dạ dày lâu hơn khi ăn no

Dạ dày khi có và khi không có thức ăn sẽ ảnh hưởng nhiều đế tốc độ di chuyển của thuốc. Thuốc sau khi vào dạ dày lúc đói sẽ chỉ mất từ 10 đến 30 phút để di chuyển xuống ruột. Trong khi đó, nếu chúng ta ăn no, tốc độ di chuyển của thuốc sẽ giảm, thời gian di chuyển qua khỏi dạ dày có thể mất từ 1 đến 4 giờ. Vì vậy, khi uống thuốc lúc no thuốc sẽ tồn lại lâu hơn trong dạ dày và tác dụng tốt xấu của thuốc đối với cơ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc điều trị bệnh. Vậy nên uống thuốc trước hay sau bữa ăn vẫn còn tùy thuộc vào loại thuốc mà bác sĩ kê đơn

Nên uống những loại thuốc nào khi no?

Theo giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TPHCM  thì các loại thuốc mà kích thước hạt chịu ảnh hưởng cùng với độ hấp thu như nitrofurantoin (điều trị nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính ở niệu đạo), griseofulvin (thuốc kháng sinh điều trị các loại nấm ngoài da), spironolacton (điều trị xơ gan cổ trướng, phù nề)… nên uống trong bữa ăn thì dịch dạ dày và thức ăn sẽ nhào nặn giúp các hạt thuốc trộn đều làm tăng độ ẩm và dễ hấp thu.

Với các thuốc tan mạnh trong dầu mỡ như sulfamid, griseofulvin, phenytoin (trị động kinh và các cơn tâm thần vận động)… thì nên uống trong bữa ăn giàu chất béo. Nhằm tránh hiện tượng không dung nạp đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thì đối với các loại thuốc kháng nấm ketoconazol nên uống trong bữa ăn, tuy nhiên cần tránh uống rượu

Các vitamin nhất là nhóm hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K thì nên uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn để dầu mỡ có trong thức ăn giúp vitamin dễ hòa tan, cơ thể hấp thu tốt.

Các thuốc chống viêm hạ nhiệt giảm đau không steroid: aspirin, ibuprofen, ketoprofen, diclofenac, kèm với nguy cơ loét dạ dày, cần uống thuốc vào bữa ăn và không được uống rượu.

Các thuốc chống sốt rét như chloroquin (niraquin), proguanil (paludein), mefloquin (lariam): uống vào cuối bữa ăn để cải thiện sự dung nạp đường tiêu hóa.

Nên uống các vitamin A, D, E, K khi no
Nên uống các vitamin A, D, E, K khi no

Những loại thuốc nào không được uống khi no

Thuốc kháng sinh tetracyclin dễ tạo phức với ion canxi hóa trị 2 (Ca 2+ trong thức ăn nhất là sữa), hay các cation kim loại khác có trong thức ăn làm biến đổi tính chất của thuốc mất tác dụng kháng sinh. Bởi vậy, cần uống tetracyclin và các biệt dược của nó cách xa bữa ăn (trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 1,5 – 2 giờ).

Với thuốc kháng sinh ampicilin cũng dễ bị ức chế bởi thức ăn, không nên uống ngay sau bữa ăn; tuy nhiên, amoxycilin (chỉ định như ampicilin) thì không bị ức chế bởi thức ăn. Với đa số các kháng sinh nhóm macrolid (erythromycin, spiramycin, josamycin…) sự hấp thu sẽ tốt hơn nếu dùng xa bữa ăn và nên uống vào lúc đói; đối với erythromycin nên uống ngay trước bữa ăn. Cefalexin (ceporexin, reforal), oxacilin phải uống xa bữa ăn để hấp thu tốt hơn.

Những thuốc có tác dụng phụ gây nôn do cơ chế trung ương như opiat, thuốc chống ung thư… thì cần phải uống xa bữa ăn.
Thuốc nhuận tràng làm trơn (dầu paraffin) nên uống một lần vào buổi sáng, xa các bữa ăn để tránh cản trở hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K).

Ngoài ra có những loại thuốc không ảnh hưởng bởi việc ăn no

Theo sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM năm cuối thì những thuốc không bị thức ăn làm ảnh hưởng đến hấp thu hoặc phá hỏng, có thể uống vào lúc nào cũng được. Thí dụ, với các kháng sinh nhóm quinolon (norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin…) có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn, sự hấp thu không bị ảnh hưởng. Amoxycilin (clamoxil) cũng vậy, có thể uống trong khi ăn hoặc ngoài bữa ăn.

Thuốc tadalafil (chữa rối loạn cương dương) sự hấp thu thuốc không liên quan tới bữa ăn và thời điểm dùng thuốc, có thể uống tùy ý. Các thuốc tránh thai dạng uống có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn cũng được, nhưng cần phải uống vào giờ cố định sáng hoặc tối.

Qua bài viết trên tin chắc rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi uống thuốc trước hay sau bữa ăn là tốt nhất.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

thuốc là gì

Cùng tìm hiểu thuốc là gì cùng với các dược sĩ

Thuốc là sản phẩm đặc biệt quan trọng không thể thiếu được mọi người sử …