Nghề Y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp hay tiếp nhận dịch vụ khám, chữa bệnh đều là con người mà con người thì ‘nhân vô thập toàn’. Chính vì thế việc xảy ra các tai biến y khoa luôn có khả năng xảy ra.
- Hành nghề Y Dược không thể tùy hứng
- Các trường ở thủ đô phải xếp lịch nghỉ vì thiếu chỗ học cho học sinh tiểu học
- 5 tiến bộ Y khoa nổi bật trong năm 2018
Tai biến y khoa: Bác sĩ cũng cần được bảo vệ!
Những sự cố tai biến Y khoa nổi bật gần đây
Những năm gần đây, các sự cố tai biến Y khoa đang nổi lên như một vấn đề nóng của ngành Y. Riêng trong năm 2017, ngành Y đã ghi nhận khá nhiều vụ tai biến như:
Tháng 5/2017, 18 bệnh nhân suy thận lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị sốc phản vệ tập thể, 5 người tử vong.
Tháng 11/2017, 4 trẻ sinh non tử vong ở đơn nguyên Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh vì lí do ‘sốc nhiễm khuẩn’.
Cụ thể, đầu tháng 7/2017, dư luận rúng động trước thông tin 18 y bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phơi nhiễm HIV sau tiến hành mổ đẻ.
Nguyên nhân dẫn đến các sự cố tai biến y khoa
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ngoài những nguyên nhân bất khả kháng, nhiều sự cố tai biến y khoa xảy ra cũng bởi chính những bất cập trong nhân lực ngành Y.
Tuy nhiên, cũng có không ít số trường hợp tai biến y khoa có nguyên nhân xuất phát từ người bệnh. Nhiều bệnh nhân không chịu uống thuốc theo chỉ định khiến hiệu quả điều trị kém, nặng nề hơn là dẫn tới tai biến.
Nói về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết, Bộ chưa có hệ thống giám sát, thống kê về tai biến y khoa trên toàn quốc.
Tại cuộc họp báo đầu tiên năm mới 2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bệnh viện là môi trường có nhiều nguy cơ để tai biến xảy ra và quá tải bệnh viện là nguyên nhân khách quan tác động lớn nhất đến vấn đề này.
‘Tại một số bệnh viện, do quá tải bệnh nhân dẫn đến việc quy trình chuyên môn bị cắt xén, làm tắt. Nhiều cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi ích của người bệnh không được đặt lên hàng đầu. Những chính sách, những quy định tác động đến an toàn của người bệnh không được chú ý.
Quá tải bệnh viện cũng khiến người bệnh thiếu kiên nhẫn và hợp tác với nhân viên y tế. Việc giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh gần như không có.
Môi trường chăm sóc y tế có nhiều áp lực do quá tải, ca kíp trái với sinh lý bình thường. Nhân viên y tế quá tải chịu nhiều áp lực, luôn làm việc với cường độ cao’, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
GV Phạm Tất Đạt, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, Y học mang tính xác suất và bất định cao, người bệnh trong các cơ sở y tế phải trải qua nhiều thủ thuật, phẫu thuật mà không thể làm lại, sử dụng các thiết bị nguy hiểm, các hóa chất độc. Điều đó cũng làm tăng nguy cơ sai sót trong y tế.
Trong cấp cứu người bệnh, thời gian là điều rất quan trọng, nhân viên y tế cần phải cấp cứu với tốc độ cao, do vậy sự cố y khoa cũng dễ xảy ra. Dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp, nhiều đầu mối, ngắt quãng, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác, trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế chưa đầy đủ và kịp thời.
Một yếu tố cũng cần chú ý, đó là đặc điểm của người bệnh như cơ địa, sức đề kháng khác nhau cũng là điều kiện thuận lợi để sự cố y khoa xảy ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sự cố tai biến y khoa
Bác sĩ hầu như chưa được bảo vệ
Ở một khía cạnh khác của tai biến y khoa, chính là các nhân viên y tế cũng là nạn nhân. Câu chuyện y, bác sĩ bị mắc các căn bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm là chuyện khá phổ biến.
Đối với nguy cơ xảy ra tai biến y khoa với nhân viên y tế, Bộ trưởng cho biết: ‘Nghề y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp hay tiếp nhận dịch vụ khám, chữa bệnh đều là con người mà con người thì ‘nhân vô thập toàn’.
Vì vậy việc xảy ra các tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra.
Để bảo vệ quyền lợi cho y, bác sĩ, bảo hiểm trách nhiệm chính là hình thức bảo hiểm giúp chung sức giải quyết trách nhiệm cho người hành nghề, cho cơ sở khám, chữa bệnh khi xảy ra tình huống tai biến không mong muốn đó.
Tuy nhiên, theo số liệu Bộ Y tế cung cấp, trên thực tế rất ít bệnh viện triển khai tham gia bảo hiểm trách nhiệm.
Nguồn: Tổng hợp.