Trang chủ / Tin tức / Nỗi khổ về cuộc sống tự lập xa nhà sinh viên nào cũng phải trải qua

Nỗi khổ về cuộc sống tự lập xa nhà sinh viên nào cũng phải trải qua

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đừng lầm tưởng bước chân vào giảng đường sẽ được hưởng niềm vui sướng, tự do như nhiều người vẫn hay  “đồn thổi” mà các tân sinh viên cần học cách đối mặt với cuộc sống xa nhà đầy khó khăn mang tên “tự lập” bởi chúng vốn không dễ dàng như bạn nghĩ.

Nỗi khổ về cuộc sống tự lập xa nhà sinh viên nào cũng phải trải qua

Người ta vẫn thường bảo nhau, đời sinh viên có rất nhiều thứ đáng được nếm trải, nhưng phải ít nhất một lần trải qua một lần rớt môn, một lần được học bổng, một lần được yêu và một lần thất tình mới trọn vẹn. Ngoài những yếu tố ấy thì các sinh viên còn phải trải qua nhiều nỗi khổ khác mang tên “tự lập” mà từ trước bạn chưa bao giờ nghĩ đến cũng như chưa bao giờ nếm trải vì đã có người thân lo lắng rồi! Vì thế hãy cùng các bạn cựu sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trải nghiệm về cuộc sống tự lập, những khó khăn, vất vả mà sinh viên nào cũng phải trải qua nhé!

Nỗi buồn “miên man” khi hết tiền

Cuộc sống xa nhà thời sinh viên là dấu mốc buộc bạn phải trưởng thành, học cách quản lý thời gian và sắp xếp các công việc học tập, giải trí cũng như chi tiêu trong cuộc sống. Là một học sinh, bạn có thể phụ thuộc toàn bộ vào gia đình và hầu như hiếm khi phải lo nghĩ về vấn đề này nhưng trái lại, tiền bạc trở thành một mối quan tâm thực sự trong trường đại học! Và hầu hết trong thời gian đầu tiên các tân sinh viên luôn bị “khủng hoảng” trong vấn đề chi tiêu và có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc thường xuyên, hoặc liên tục “làm bạn” với mì gói. Vì thế, các sinh viên cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và cách để quản lý tiền tốt nhất là lập bảng chi tiêu hàng tháng và cố gắng cân đối sao cho phù hợp.

Cơm quán là món cơm quen thuộc

Hầu hết các bạn học sinh khi học ở THPT sống chung với gia đình và bạn sẽ không phải lo lắng về cuộc sống tự lập như những sinh viên học đại học, cao đẳng. Bởi tất cả đã có bố mẹ lo lắng, chuyện cơm nước, mua đồ dùng, vật dụng trong gia đình và cả quan tâm đến bạn những lúc ốm đau, nên công việc chính chỉ là học tập. Nhưng khi đã trở thành sinh viên thì cuộc này lại hoàn toàn “biến sắc”, những bữa cơm đầy đủ dường như không còn mà thay vào đó là những bữa cơm quán nhanh gọn. Theo một số sinh viên tình nguyện trong các kỳ thi THPT Quốc gia chia sẻ, các tân sinh viên nên học cách nấu nướng và hạn chế ăn các món ăn tại quán, vừa tốn chi phí, chất lượng lại không đảm bảo như chính mình chế biến.

Chọn bạn cùng phòng không hề đơn giản

Chọn bạn cùng phòng không hề đơn giản

Ai ở bên cạnh bạn nhiều nhất trong những tháng năm học đại học, cao đẳng xa nhà? Tất nhiên đó là bạn cùng phòng rồi! Bạn và bạn cùng phòng cũng sẽ cùng nhau trải qua đủ buồn vui của thời sinh viên, cùng nhau ăn những bữa cơm và cùng nhau sinh hoạt cuộc sống thường ngày nên khi chọn bạn ở chung các bạn phải là những người hiểu nhau, sẻ chia, nhường nhịn và thẳng thắn thì mới duy trì được cuộc sống lâu dài. Và ngược lại sẽ rất mệt mỏi nếu bạn cùng phòng không hợp ý mình và thường xuyên cãi vã – đây cũng chính là nỗi ám ảnh lớn nhất với các tân sinh viên. Vì thế, chọn bạn cùng phòng để ở chung không hề đơn giản. Thời kì đầu bước chân vào cuộc sống sinh viên sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, những ứng xử chưa được khéo léo với bạn cùng phòng, nhưng theo thời gian, yên tâm bạn sẽ có đầy kinh nghiệm đối phó với mọi tình huống!

Học hành, thi cử cũng khiến bạn “đau đầu” và không dễ dàng như học phổ thông nữa

Ở giảng đường đại học không quá bắt buộc phải đến lớp đầy đủ như cấp 3, ở giảng đường đại học giáo viên cũng sẽ không thông báo đến phụ huynh hôm nay bạn cúp học hay bỏ tiết vì số học sinh có thể lên đến hàng trăm… Vì thế, nếu bạn không tự giác, không thấy được tầm quan trọng của việc học thì sẽ dễ dàng “tự cho phép” mình cúp tiết đôi khi không vì lý do gì cả! Vì thế trong học kỳ đầu tiên, hầu hết các thí sinh đều chủ quan, chỉ đến kỳ thi mới ôn luyện bài vở. Do đó, các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược TP HCM khuyến cáo, các tân sinh viên là hãy nghiêm túc học tập ngay từ những ngày đầu để không phải hối tiếc than thở hay để phải học lại, thi lại hay bị đuổi học vì không theo kịp chương trình.

Học hành, thi cử cũng khiến bạn “đau đầu”

Cuộc sống tự lập sinh viên sẽ còn nhiều khó khăn hơn thế nhưng nếu mạnh mẽ và cố gắng thích nghi thật tốt thì sẽ không có điều gì khó khăn cả. Điều các tân sinh viên cần làm là chuẩn bị thật tốt cho cuộc sống mới, có khó khăn mới có trưởng thành.

Chúc các tân sinh viên thành công!

Nguồn: Cao đẳng Y tế TP HCM

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

Tuyển Nhân Viên Content tại TPHCM năm 2021

Với nhu cầu phát triển thương hiệu và xây dựng chiến lược ngày một đi …