Trang chủ / Tin tức / Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản dành cho điều dưỡng mới bắt đầu

Một số kỹ thuật tiêm chích cơ bản dành cho điều dưỡng mới bắt đầu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (14 đánh giá, trung bình: 4,50 trong tổng số 5)
Loading...

Kỹ thuật tiêm cơ bản các kỹ thuật tiêm chích cơ bản cho điều dưỡng viên. Một số kỹ thuật tiêm cơ bản giúp điều dưỡng viên có kiến thức ngành điều dưỡng đa khoa.

Trong khi học tập tại trường với chuyên ngành Cao đẳng Điều dưỡng, Điều dưỡng đa khoa thì các bạn đã làm quen với nhiều kỹ thuật tiêm cơ bản. Khi đi lâm sàng, các bạn được học hỏi thêm nhiều kỹ thuật tiêm nữa khó hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để các bạn có được cái nhìn tổng quát về các thủ thuật cơ bản trước khi đi lâm sàng nắm vững một số kỹ thuật tiêm cơ bản dưới đây:

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm cơ bản cho Điều dưỡng mới bắt đầu

  1. TIÊM TRONG DA

Tiêm trong da là:  đưa một lượng thuốc được chỉ định hoặc theo Y lệnh của bác sĩ trong hồ sơ bệnh án (Thường thì lượng thuốc chỉ bằng: 1/10ml) vào lớp thượng bì.
Tại lớp thượng bì thì thuốc được hấp thu vào máu và gây tác dụng rất chậm.

Chỉ định:

  • Tiêm vacxin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh.
    Làm phản ứng Mantoux
  • Thử phản ứng của cơ thể với nhiều loại thuốc nhưng chủ yếu là thử phản ứng của cơ thể trước thuốc kháng sinh(Một số thuốc dễ gây sốc phản vệ như: Penicilin, Streptomycin)

Kỹ thuật tiêm: thường ở 2 bên bả vai (cơ Delta) hoặc 1/3 trên mặt trong cẳng tay

  •  Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  •  Bộc lộ vùng tiêm.
  •  Xác định vị trí tiêm.
  •  Mang găng tay sạch.
  •  Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn ốc.
  •  Sát khuẩn tay lại.
  •  Đuổi hết bọt khí.
  •  Véo da, đâm kim 1 góc 45 độ so với bề mặt của da.
  •  Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
  •  Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  •  Đặt gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
  •  Tháo găng tay.
  •  Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  •  Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
  1. TIÊM DƯỚI DA

Tiêm dưới da: là đưa một lượng thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da (lớp mỡ)
Chỉ định:

  • Tiêm insulin là thường gặp nhất.
  • Chỉ cần nhớ là tiêm dưới da dùng cho các mục đích muốn cho thuốc thấm từ từ vào cơ thể để phát huy tác dụng từ từ như: Atropin sulfat, insulin…

Chống chỉ định:

  • Các thuốc dầu khó tan như: Testosteron…
  • Da có vấn đề không thuận lợi để tiêm như bị nứt nẻ.

Kỹ thuật tiêm:  thường ở 2 bên bả vai (cơ Delta), xung quanh rốn hoặc 1/3 mặt ngoài trước đùi.

  • Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  • Bộc lộ vùng tiêm.
  • Xác định vị trí tiêm.
  • Mang găng tay sạch.
  • Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn ốc.
  • Sát khuẩn tay lại.Đuổi hết bọt khí.
  • Véo da, đâm kim 1 góc 45 độ so với bề mặt của da.
  • Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
  • Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  • Đặt gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
  • Tháo găng tay.
  • Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  • Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
  1. TIÊM BẮP

Tiêm bắp là: Tiêm bắp thịt là tiêm một lượng thuốc vào trong bắp thịt (trong cơ). Có thể tiêm vào bắp chi, có thể tiêm mông.Thuốc phát huy được hiệu quả nhanh hơn tiêm dưới da.
Chỉ định:  Có thể tiêm vào bắp thịt nhiều loại dung dịch đẳng trương khác nhau:

  • Ete, quinin.
  • Dầu: lâu tan, dễ gây đau.
  • Dung dịch keo, muối bạc, muối thủy ngân, kháng sinh, hormon… chậm tan, gây đau nên phải tiêm bắp thịt.
  • Về nguyên tắc, tất cả các loại thuốc tiêm được vào mô liên kết dưới da đều có thể tiêm bắp thịt được trừ cafein.

Chống chỉ định: Những thuốc gây hoại tử tổ chức: Calci clorua, Uabain…

Kỹ thuật tiêm: thường ở đùi ở giữa 1/3 mặt ngoài đùi, lượng thuốc tiêm không quá 3ml. Ở mông 1/4 trên ngoài lấy mốc là gai chậu trước trên, lượng thuốc tiêm không quá 3 – 5 ml.

  •  Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  •  Bộc lộ vùng tiêm.
  •  Xác định vị trí tiêm.
  •  Mang găng tay sạch.
  •  Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5 cm, theo hình xoắn ốc.
  •  Sát khuẩn tay lại.
  •  Đuổi hết bọt khí.
  •  Căng da, đâm kim 1 góc 90 độ so với bề mặt của da.
  •  Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
  •  Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  •  Đặt gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
  •  Tháo găng tay.
  •  Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  •  Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
  1. TIÊM TĨNH MẠCH

Tiêm tĩnh mạch là: Đưa thuốc vào cơ thể qua da để tạo tác dụng nhanh chóng. Điều trị toàn thân .
Chỉ định

  • BN cấp cứu.
  • Bệnh nặng cần tác dụng cấp thời .
  • BN suy kiệt .
  • Tổn thương niêm mạc, không hấp thu, bị phá hủy bởi đường tiêu hóa.
  • Người bệnh không thể uống được : nôn ói nhiều, người bệnh chuẩn bị mổ, tâm thần không hợp tác.

Chống chỉ định

  • Tuyệt đối :Chỗ nhiễm trùng; Nơi bị phỏng.
  • Tương đối:Đoạn cuối chi bị tê liệt; Chỗ phù nề; Tránh khớp nối.

Kỹ thuật tiệm: Các tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch phải to, rõ, ít di động, mềm mại, không gần khớp.

  • Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  • Bộc lộ vùng tiêm.
  • Xác định vị trí tiêm.
  • Mang găng tay sạch.
  • Buộc dây garrot cách nơi tiêm khoảng 5 – 10 cm.
  • Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5 cm, theo hình xoắn ốc.
  • Sát khuẩn tay lại.
  • Đuổi hết bọt khí.
  • Để mặt vát của kim lên trên, căng da, đâm kim 1 góc 30 – 40º so với bề mặt của da qua da vào tĩnh mạch.
  • Rút pittong kiểm tra có máu, tháo bỏ dây garrot.
  • Bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt bệnh nhân.
  • Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  • Đặt gòn khô lên nơi tiêm.
  • Tháo găng tay.
  • Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  • Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.

Những bước cuối cùng sau khi thực hiện những kỹ thuật tiêm

 Dọn dẹp dụng cụ

  • Trả phiếu thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào ô giờ cho lần sau.
  • Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
  • Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ như bình phong che…

 Ghi hồ sơ:

  • Ngày giờ tiêm thuốc.
  • Tên thuốc, liều lượng, đường tiêm, vị trí tiêm.
  • Phản ứng người bệnh nếu có.
  • Họ tên người thực hiện.

Ban truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tổng hợp.

Chúc các bạn Thành Công!

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

Tuyển Nhân Viên Content tại TPHCM năm 2021

Với nhu cầu phát triển thương hiệu và xây dựng chiến lược ngày một đi …