Trang chủ / Tin tức Y Dược / Bị sốt xuất huyết nên và không nên uống thuốc gì?

Bị sốt xuất huyết nên và không nên uống thuốc gì?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi bị sốt xuất huyết, nếu dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong. Vậy những loại thuốc nào được dùng và không được dùng khi bị sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết nên và không nên uống thuốc gì?

Bị sốt xuất huyết nên và không nên uống thuốc gì?

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao; nhức đầu; đau cơ, khớp… rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, sốt phát ban nên người bệnh thường tự mua thuốc về uống. Việc dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng và có thể dẫn tới tử vong.

Vậy khi bị sốt xuất huyết, những thuốc nào được dùng và những thuốc nào không được dùng?

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu dùng thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh.

Có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau

Một trong những thuốc cần dùng là thuốc hạ sốt, giảm đau. Chỉ dùng paracetamol đơn chất để hạ sốt, giảm đau trong trường hợp này. Trong mỗi sản phẩm thuốc đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Cách 4-6 giờ mới được dùng thuốc một lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều.

Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Khi bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho xuất huyết thêm trầm trọng.

Ngoài ra không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài uống thuốc cần nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Dùng aspirin sẽ làm khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cảnh báo tuyệt đối không được dùng aspirin khi bị sốt xuất huyết. Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết. Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn,  có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột…

Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn gây hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan… sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan…

Ngoài aspirin, tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết. Trên thị trường có một số sản phẩm phối hợp chữa cảm cúm, làm giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như là ibuprofen, diclofenac… Chính vì thế , người bệnh cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ để tránh dùng phải các thuốc trên.

Tuyệt đối không dùng aspirin khi bị sốt xuất huyết

Tuyệt đối không dùng aspirin khi bị sốt xuất huyết

Bù dịch sớm bằng đường uống

Các chuyên gia Y tế khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối. Pha oresol theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, dùng nước đun sôi để nguội để pha. Pha lượng nước ít hơn hoặc nhiều hơn so với khuyến cáo đều gây hại.

Không nên dùng thuốc kháng sinh

Sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết là do virut gây nên mà kháng sinh lại không diệt được virut nên thuốc kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng. Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện của nhiễm trùng (điều này phải do bác sĩ khám, chỉ định dùng và khi dùng cũng cần tránh các kháng sinh gây giảm tiểu cầu, gây hại gan, thận). Như vậy, nếu người bệnh tự ý mua kháng sinh về dùng sẽ gây lãng phí tiền bạc, người bệnh lại có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc (nhất là đối với người có cơ địa dị ứng) làm cho người bệnh cùng một lúc mắc nhiều bệnh như vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc, việc chữa trị sẽ phức tạp hơn, tốn kém rất nhiều cho người bệnh.

Nguồn: Caodangytetphcm.edu.vn tổng hợp.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

Artrex_Hỗ trợ cải thiện bệnh xương khớp và những lưu ý khi sử dụng

Artrex là thuốc được sử dụng hỗ trợ giảm đau, chống viên, ngăn chặn sự …