Sai phạm chấm thi THPT tại Sơn La đã được Bộ chỉ rõ. Tuy nhiên hiện tại dữ liệu bài thi gốc chưa được khôi phục và thí sinh tỉnh này có khả năng sẽ phải thi lại để đảm bảo công bằng.
- 42/110 bài thi môn Ngữ Văn tại Sơn La bị giảm điểm sau khi chấm thẩm định
- Ấn định điểm sàn xét tuyển Học viện Biên Phòng năm 2018
- Đại học Văn hóa TPHCM công bố điểm sàn trúng tuyển 2018
Mô phỏng qua trình sửa điểm thi THPT quốc gia tại Sơn La
Mặc dù số bài thi bị sửa điểm ở Sơn La không quá nhiều như Hà Giang nhưng theo đánh giá tính chất của vụ việc sửa điểm tại Sơn La lại nghiêm trọng và tinh vi hơn rất nhiều đến nỗi dữ liệu kết quả bài thi gốc của thí sinh đã bị xóa. Và trong trường hợp nếu không thể khôi phục được đáp án thực thì những thí sinh tại tỉnh này có phải thi lại để đảm bảo công bằng hay không? Đây hiện đang là câu hỏi được nhiều người đặc biệt quan tâm.
Có tổ chức thi lại tại Sơn La sau sự cố nâng điểm
Trước những câu hỏi cũng như băn khoăn của nhiều người về vấn đề nâng điểm tại địa phương này, ban tuyển sinh Cao đẳng Y dược đã trích dẫn lại lời nói của th.sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Theo Luật sư Đặng Văn Cường, để thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xử lý vi phạm quy chế thi, hiện nay chúng ta đang áp dụng các quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ GD&ĐT. Hiện nay với tính chất nghiêm trọng của hành vi sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thi sinh, cố ý sửa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm, hành vi đánh tráo bài thi… cần phải xử lý hình sự thì mới tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra. Như vậy, nội dung điều này quy định về hủy bỏ kết quả thi khi có lỗi của thí sinh, còn khi sai phạm không do lỗi của thí sinh mà do hội đồng thi “gian lận” thì không áp dụng quy định này để hủy bỏ kết quả kỳ thi.
Việc hủy bỏ kết quả kỳ thi để tổ chức thi lại sẽ áp dụng trong một số trường hợp như lộ đề, lọt đề, bị mất bài thi… hoặc một số trường hợp mà không xác định được tính trung thực của kết quả bài thi, không xác định được điểm thi thực tế.
Nếu không khôi phục được dữ liệu gốc liệu thí sinh tỉnh này có phải thi lại?
Bài thi trắc nghiệm sẽ được xử lý ra sao khi bị mất dữ liệu gốc?
Như trang tin tức Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đã cập nhật trước đó thì mặc dù Bộ đã chỉ ra và xác định rõ được hành vi gian lận cũng như người chủ mưu trong vụ việc nâng điểm thi THPT tại Sơn La. Tuy nhiên, ngoài xác định được 42 bài thi môn Văn được nâng điểm thì hiện nay Bộ chưa thể xác định có bao nhiêu bài trắc nghiệm bị sửa kết quả. Bởi dữ liệu gốc ban đầu đã bị mất.
Trong trường hợp này những người cố ý tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm. Nếu lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm thì có thể bị phạt tù từ 5 – 10 năm, nếu phạm tội có tổ chức thì hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm. Như vậy, nếu phát hiện có sai phạm như các trường hợp trên thì kết quả bài thi có thể sẽ bị hủy bỏ. Phải đợi kết quả điều tra xác minh của cơ quan chức năng để xác định dấu hiệu sai phạm thì mới có hướng xử lý kết quả thi của thí sinh liên quan theo quy chế.
Còn hiện tại khi chưa có kết quả điều tra xác định hành vi sai phạm thì Bộ GD&ĐT vẫn phải tạm thời công nhận kết quả thi các môn trắc nghiệm của thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Sơn La công bố hôm 11/7. Kết quả này tạm thời vẫn được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018.
Nguồn: caodangytetphcm.edu.vn