Thuốc phải là thuốc, thực phẩm chức năng phải là thực phẩm chức năng, không thể để Dược sĩ chuyên môn nhầm lẫn giữa thuốc với thực phẩm chức năng.
Nhập nhằng giữa thuốc và thực phẩm chức năng
Tại Việt Nam, việc quản lý thuốc và thực phẩm chức năng rất khó phân định ranh giới. Nhiều loại vẫn còn nhập nhằng giữa thuốc và thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng khó phân biệt được rõ ràng. Mà nhiều Dược sĩ chuyên môn vẫn khó có thể phân biệt được chính xác. Nếu cơ quan chức năng không có sự phối hợp quản lý chặt chẽ sẽ có nhiều khoảng không về pháp lý và quản lý.
Ngành dược hiện nay được quản lý rất chặt chẽ, rất tốt về hóa dược, nhưng còn mảng thuốc về dược liệu vẫn còn đang bỏ ngỏ. Do đó vẫn tồn tại sự chồng lấn giữa thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng.
Trên thực tế ngành Dược đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, thị trường thuốc và thực phẩm chức năng tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập. Công tác quản lý, sản xuất và phân phối thuốc và thực phẩm chức năng khá lỏng lẻo và nhiều hạn chế nên đã dẫn đến thị trường hàng hóa này phát triển một cách tự phát, tràn lan và thiếu sự minh bạch.
Bên cạnh đó, những quy định bất hợp lý và thiếu tính nhất quán của các cơ quan quản lý trong việc quy định: Thời gian nghiên cứu và đăng ký sản phẩm, Tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất, quy định về giá cả cung cấp ra thị trường hay phương thức đấu thầu cung cấp thuốc vào các cơ sở khám chữa bệnh… đã khiến không ít các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng mất phương hướng, không thể đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, dẫn đến kinh doanh thời vụ, thậm chí là lừa dối khách hàng vì lợi nhuận, làm méo mó và mất cân đối thị trường.
Đây cũng là điều dễ diểu khi chính các Dược sĩ còn nhầm lần giữa thuốc và thực phẩm chức năng.
Không thể để nhầm lẫn thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh
Hiện nay ở Việt Nam đã xây dựng được pháp luật chuyên ngành khá tốt, nhưng tất cả vẫn xây dựng theo từng lĩnh vực riêng rẽ và nếu có những sản phẩm nằm giữa thì đó là một khoảng trống. Về phía cơ quan thực thi, hiện đã có sự phân chia các cơ quan chuyên trách nhưng lại xuất hiện những cơ quan ở giữa không biết trách nhiệm, quyền hạn của mình ở đâu nên đã tạo ra những khe hở cho doanh nghiệp “lách luật” để sản xuất các thực phẩm phẩm chức năng hoặc các thuốc khó phân biệt, cuối cùng là người tiêu dùng thiệt hại.
Vì vậy, trong thời gian tới, phải có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để xây dựng các văn bản phù hợp, đảm bảo lộ trình và đảm bảo phát huy ngành thuốc y học cổ truyền. Phải có các chế tài đầy đủ, qua đó giám sát thị trường để thuốc phải là thuốc, thực phẩm phải là thực phẩm, mỹ phẩm phải là mỹ phẩm chứ không thể để ngay chính các Dược sĩ nhầm lẫn giữa các loại này.
Nguồn: Caodangytetphcm.edu.vn