Cùng là những cô gái giỏi giang, tuy nhiên có thể nhận thấy những cô gái làm trong ngành Y thường có nguy cơ ế cao hơn những cô gái ngành Dược, vậy lý do vì sao?
- Yêu một chàng trai ngành Y, tại sao không?
- Tại sao cô nàng Dược sĩ thường rất được lòng cha mẹ chồng?
- Ý nghĩa thật sự của chiếc áo Blouse trắng là gì?
Vì sao gái ngành Y ế nhiều hơn gái ngành Dược?
Gái ngành Y mạnh mẽ hơn gái ngành Dược?
Với đặc thù của ngành Y, công việc và chương trình học tập với những môn nghe thôi đã thấy ớn lạnh như học phẫu thuật, học trên xác người, học giải phẫu thì nhất định cô ấy phải có độ dũng cảm, cá tính độc lập hơn cả đàn ông. Chính vì đặc trưng của công việc và học tập nên đã tôi luyện nên cá tính của những cô gái ngành Y, đó là những cô gái mạnh mẽ chẳng khác gì con trai. Có vẻ vì đặc thù ngành học, vì việc học cần sự bình tĩnh, cứng rắn nên họ bắt buộc phải giấu đi cái yếu đuối, nữ tính và sợ hãi bên trong để nhường chỗ cho cá tính, độc lập và thực sự bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh.
Và cũng chính bởi sự mạnh mẽ một cách “nam tính” đó mà có thể khiến cho những cô gái trong ngành Y rất khó để tìm được một người đàn ông đủ thông cảm, đủ mạnh mẽ hơn để dựa dẫm mỗi khi yếu lòng.
Tôi có một cô bạn học ngành Điều dưỡng ở một trường Cao đẳng Y Dược TPHCM kể cũng đã yêu, một mối tình đẹp nhưng bởi tính cách quá mạnh mẽ và độc lập của cô ấy nên bạn trai của cô sau đó cũng chia tay và đi yêu một người khác, một cô gái dịu dàng đúng nghĩa, yếu đuối và cần được chở che.
Theo tâm lý chung thì hầu như chẳng mấy người đàn ông muốn yêu và cưới một cô gái mạnh mẽ hơn cả mình, một cô gái có thể tự làm mọi thứ, kể cả đối mặt với nỗi sợ hãi của đau đớn, nước mắt, mùi hóa chất nhà xác hay những cái khổ sở nhất. Có lẽ cũng bởi vậy mà nhiều cô gái ngành Y vẫn còn ế lắm.
Gái ngành Y thường mạnh mẽ hơn so với những cô gái khác
Gái ngành Y tình duyên trắc trở hơn gái ngành Dược?
Con gái học ngành Y vất vả sớm hôm chuyện học hành, thi cử, thực hành lâm sàng, thực tế bệnh viện nên không có thời gian nhiều ở bên cạnh người mình yêu thương? Không phải các cô gái học ngành y muốn vậy, mà vì đặc trưng nghề nghiệp, phải túc trực bệnh viện, ăn học tại Bệnh viện để có những kỹ năng làm việc thực tế nghề y. Một bạn sinh viên tên Hoàng Lan, lớp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ: “Các Bác sĩ trong bệnh viện rất cần sinh viên thực tập như chúng em, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ tết để tăng cường khi số lượng người bệnh đang quá tải trong các bệnh viện công lập. Thậm chí ngay cả ngày kỉ niệm tình yêu của hai đứa chúng em cũng không thể sắp xếp công việc học để hẹn hò đi chơi, ăn uống…. ở những nơi mà khung cảnh tràn ngập tình yêu đôi lứa cũng chỉ vì em phải trực tăng cường cho phòng hồi sức cấp cứu”.
Tôi có một chị đồng nghiệp đã tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng và đang làm việc tại một bệnh viện. Cô ấy đã yêu một chàng trai từ năm hai người học cấp 3. Khi tình yêu đang mặn nồng thì cô gái về nhà người yêu chơi. Bố mẹ cô phản đối chỉ vì cô học Y, chỉ vì công việc sau này của cô gái còn bận rộn và không thể chăm lo cho cuộc sống gia đình nhiều như người ta mà cô không thể xây dựng hạnh phúc với người cô yêu. Vậy mới biết, khi lựa chọn cái nghề chữa bệnh cứu người, gái ngành Y không chỉ đánh đổi tuổi thanh xuân, trí thức, niềm vui tuổi trẻ mà còn đánh đổi và mất đi cả tình yêu của cuộc đời mình.
Gái ngành Y tình duyên trắc trở hơn gái ngành Dược?
Gái ngành Y thường thiệt thòi hơn gái ngành Dược?
Nhiều người cho rằng học Y và làm bác sĩ thì thu nhập thường rất cao và công việc hái ra tiền. Tuy nhiên thực tế nghề Y đã và đang mang lại nguồn thu nhập cho những cô gái không được như thế. So với ngành khác trong nhóm ngành sức khỏe, muốn làm bác sĩ cần thời gian lâu hơn, học khó hơn và đầu tư tiền bạc nhiều hơn. Song mức lương cơ bản mà ngành này mang lại chưa hẳn hơn được những ngành khác. Ví như chị nhà tôi, hiện đang là chủ một nhà thuốc rất lớn ở Hà Nội, đồng thời cũng là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Nhiều khi mức thu nhập của một Dược sĩ bán thuốc có thể cao hơn nhiều so với một bác sĩ mới ra trường, thậm chí nhiều em học sinh đang còn phải xin đi thực tập, học việc ở các bệnh viện, phòng khám không lương để lấy thêm kinh nghiệm. Bởi thế, khi yêu gái ngành Y thì nhận thấy họ nghèo hơn, thiệt thòi và vất vả hơn gái Dược.
Điều này cũng rất đúng khi bối cảnh cạnh tranh như hiện nay càng khiến cho những cô gái ngành Dược năng động hơn, kể cả học Cao đẳng cũng vẫn có mức thu nhập cao nếu thực sự có kiến thức và kỹ năng.
Nguồn: Caodangytetphcm.edu.vn.