Kỹ thuật viên xét nghiệm tiết lộ con người có 8 nhóm máu thuộc 2 hệ nhóm máu ABO và Rh. Nhóm Rh là yếu tố quyết định đến sự sống còn của thai nhi cũng như trẻ sơ sinh.
Kỹ thuật viên xét nghiệm tiết lộ thông tin về nhóm máu Rh
Hầu hết trên các bề mặt của hồng huyết cầu có “chất kết dính” D. Trường hợp trong máu có chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) và nếu không có chất D này gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).
Trong hệ nhóm máu ABO 4 nhóm máu là A, B, AB và O; hệ nhóm máu Rh có 2 nhóm máu Rh+ và Rh-. Như vậy với 2 hệ nhóm máu thì con người đã có 8 nhóm máu là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O-. Dấu (+) thể hiện nhóm máu đó có kháng nguyên Rh và dấu (-) thể hiện nhóm máu không có kháng nguyên Rh.
Ở Việt Nam, những người có kháng nguyên Rh chiếm đến 99,92% vì vậy người không có kháng nguyên là rất hiếm 0,08%. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số hiện nay thì nhóm người không có kháng nguyên Rh đang có chiều hướng tăng mạnh.
Kỹ thuật viên xét nghiệm thông báo các trường hợp nhóm máu Rh ảnh hưởng đến thai nhi:
– Máu của bố và mẹ là Rh(+), máu thai là Rh(+) : con bình thường.
– Máu của bố và mẹ là Rh(-), máu thai là Rh(-): con bình thường.
– Máu của mẹ là RH(+), máu bố Rh(-), máu thai là Rh(-) hoặc Rh(+):con bình thường
– Máu của mẹ là RH(-), máu bố Rh(+), máu thai nhi là Rh(+) thì việc sinh đẻ lần đầu có thể không có vấn đề gì (một số ít trường hợp vẫn xảy ra) nhưng lần thứ 2 lại là vấn đề. Bởi chỉ cần 1 lượng máu nhỏ Rh(+) từ con lẫn vào máu mẹ RH(-) ở lần sinh đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại Rh(+) của con. Thông qua nhau thai kháng thể từ mẹ sẽ tấn công vào máu thai nhi dẫn đến hồng cầu trẻ bị phá hủy gây ra bệnh tán huyết làm thai nhi thiếu máu và sẩy thai.
Kỹ thuật viên xét nghiệm hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tán huyết ở trẻ
Trước khi mang thai nên thực hiện các xét nghiệm y học nhằm xác định nhóm máu và nhóm Rh. Thực hiện xét nghiệm xem người mẹ có kháng lại Rh+ hay chưa.
Hiện bệnh tán huyết đã có các phòng ngừa bằng cách tiêm huyết thanh chống kháng nguyên D (anti-D) cho bà mẹ mang thai vào tuần thứ 28 thai kỳ (có thể tiêm nhắc lại vào tuần thứ 32 của thai kỳ) và tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh con.
Huyết thanh có nhiệm vụ phá hủy các hồng cầu mang kháng nguyên Rh(D) lọt vào máu của mẹ. Do đó có thể ngăn ngừa sự miễn dịch của mẹ với kháng nguyên D có trong máu của trẻ. Anti-D tiêm vào sẽ “biến mất” trong máu mẹ 3 tuần sau khi tiêm. Tuy nhiên, tiêm phòng bằng anti-D cần được thực hiện mỗi lần mang thai tiếp theo để trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.
Địa chỉ học Trung cấp xét nghiệm TPHCM:
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là một trong những địa chỉ uy tín trong đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm. Trường tuyển sinh liên tục trong năm với thời gian đào tạo ngoài giờ hành chính tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa làm kiếm thêm thu nhập. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển liên hệ địa chỉ: số 37/3 Đường Ngô Tất Tố, Phường 21 Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn: 08.6295.6295 – 09.6295.6295.
Nguồn : caodangytetphcm.edu.vn