Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc chống dị ứng, tuy nhiên sử dụng thuốc chống dị ứng như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn?
- 5 ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại cho sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM
- Dược sĩ Pasteur tư vấn 5 nguyên tắc phải nhớ khi sử dụng vitamin
- 5 tiến bộ Y khoa nổi bật trong năm 2018
Dược sĩ Pasteur hướng dẫn cách sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn
Dị ứng là gì?
Dị ứng là trạng thái phản ứng quá mức của cơ thể con người khi tiếp xúc với dị nguyên hay kháng nguyên vào lần thứ hai hoặc những lần sau đó.
Các chất có thể gây nên tình trạng dị ứng như: thức ăn, hoa quả, cây cỏ, bụi bặm, lông gia súc, hóa chất, vi khuẩn, nấm… kể cả thuốc điều trị các loại bệnh. Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể như: ăn, uống, tiêm, hít, ngửi, nhỏ mắt, tiếp xúc qua da…
Các phản ứng dị ứng xảy ra khi cơ thể con người phải có thời gian tạo sự mẫn cảm, hình thành kháng thể chống lại dị nguyên hay kháng nguyên, do đó chúng thường xảy ra vào lần thứ hai hoặc những lần sau đó khi tiếp với dị nguyên hay kháng nguyên này. Dị ứng xảy ra cũng do cơ địa của người hay tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị em hay bị dị ứng.
Các loại thuốc chống dị ứng hiệu quả, an toàn.
Dược sĩ Nam Anh, giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay có nhiều loại thuốc chống dị ứng, có thể kể đến một số nhóm dưới đây:
Nhóm thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid
Loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid được gọi với tên đầy đủ là glucocorticoid hay còn gọi nôm na là “đề xa”. Đây là một trong những loại thuốc quý có tác dụng rất tốt trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Một số các bệnh mẩn ngứa ngoài da như chàm, vẩy nến, các bệnh có da viêm… thì các loại thuốc bôi có chứa corticoid như dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucina… đều có thể phát huy tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh đồng thời làm lành vết thương, làm mờ các vết mẩn ngứa một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin đường uống: Gồm các dạng thuốc viên và dung dịch được dùng trong các trường hợp ngứa, chảy nước mũi, phát ban, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: Loratadin, cetirizin, desloratadin… Tuy nhiên khi sử dụng thuốc kháng histamin đường uống có thể gây khô miệng và buồn ngủ, nhất là các kháng histamin thế hệ 1 như: Diphenhydramin, chlorpheniramin… Lưu ý, khi lái xe hay làm các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo thì không nên sử dụng các loại thuốc kháng histamin bởi chúng thường gây an thần.
Thuốc kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi: giúp giảm hắt hơi, ngứa mũi hoặc chảy nước mũi, nghẹt mũi, gồm các thuốc azelastin, olopatadin… Tuy nhiên khi dùng các thuốc này người bệnh có thể thấy có vị đắng trong miệng, chóng mặt, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu, rát mũi, chảy máu mũi, buồn nôn, chảy nước mũi, đau họng và hắt hơi. Do đó, người dùng nên cân nhắc có nên sử dụng các loại thuốc kháng dạng xịt, nhỏ mũi hay không.
Thuốc kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi
Thuốc kháng histamin nhỏ mắt: Đây là loại thuốc thường được kết hợp với các thuốc khác như ổn định tế bào mast hay thuốc thông mũi. Người dùng các loại thuốc này có thể giảm bớt các triệu chứng như: Ngứa, tấy đỏ và sưng mắt. Bạn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc này nhiều lần trong ngày, bởi vì những tác động có thể kéo dài chỉ một vài giờ. Mặt khác, thuốc kháng này cũng để lại những tác dụng phụ như đỏ mắt, chảy nước mắt, nhức nhẹ hoặc đau đầu. Bạn cũng lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm mắt khi bạn đang đeo kính áp tròng.
Sử dụng thuốc chống dị ứng cần lưu ý những gì?
Một số loại không nên dùng ban ngày: Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có một số loại thuốc chống dị ứng mà bạn phải uống vào buổi tối hay những lúc không phải làm việc bởi chúng có nguy cơ gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng thế hệ 1 như clopheniramin.
Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch: thuốc chống dị ứng vẫn được coi là những thuốc an toàn nhưng một số loại thuốc thế hệ 2 có thể gây ra một số biến cố trên tim mạch như gây xoắn đỉnh, tức là tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ. Điều này là nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu máu cơ tim.
Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng: Có rất nhiều các loại chống dị ứng khác nhau nhưng chúng đều có một cơ chế tác động đó là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hóa học gây dị ứng histamine. Nên việc dùng dùng nhiều loại thuốc đã không tạo ra hiệu quả tăng hơn mà lại còn làm nặng nề thêm chuyển hóa cho gan thì đó là việc rất không nên dùng.
Ngộ độc do quá liều: Vì lý do dị ứng gây ngứa râm ran khắp người nên một phản xạ là dùng nhiều thuốc chống dị ứng liều cao cho đỡ ngứa. Biểu hiện của ngộ độc là khô miệng như ngói, đỏ rực như thịt bò, nóng như hòn than, phát cuồng như kẻ mất trí và nháy mắt liên tục như cánh dơi. Liều khuyên dùng của thuốc chống dị ứng với các thuốc thế hệ 2 là chỉ dùng 1 viên/ ngày, dùng quá 4 viên/ ngày rất nguy hiểm.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng
Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em: Thuốc chống dị ứng dạng thế hệ 1 như clopheniramin thấm vào thần kinh trung ương ở não nên làm ức chế sự phát triển của não bộ ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ. Khi cha mẹ sử dụng loại thuốc này với trẻ em đến trường sẽ làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiếp nhận, giảm khả năng tư duy nên hiệu quả học tập giảm sút.
Trên đây là những loại thuốc chống dị ứng và một số lưu ý mà các dược sĩ đã đưa ra hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, với những trường hợp bệnh nặng mà sử dụng thuốc không khỏi bạn nên đến các cơ sở Y tế để được khám và kiểm tra.
Caodangytetphcm.edu.vn tổng hợp.