Đại Danh Y Tuệ Tĩnh tên thật Nguyễn Bá Tĩnh, là thiền sư có pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ngài chính là ông tổ của thuốc Nam với khẩu hiệu nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân”
- 7 thầy thuốc giỏi nhất Việt Nam qua các thời kỳ
- Bạn biết gì về Y học cổ truyền Việt Nam?
- Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận Bài thuốc gia truyền
Cuộc đời và sự nghiệp của đại Danh Y Tuệ Tĩnh
Những tài liệu cổ ghi lại, Tuệ Tĩnh thuộc đời nhà Trần sinh năm 1930, tên thật ông là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Đại danh y Tuệ Tĩnh chính là người đầu tiên đặt nền móng trong việc xây dựng nền y học cổ truyền ở Việt Nam.
Từ 6 tuổi cha mẹ của ông đã qua đời, sau đó được các sư tại chùa Hải Triều ở Yên Trang nuôi ăn học. Đến 10 tuổi, Bá Tĩnh lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam đưa về cho ở học với nhà sư chùa Dũng Nhuệ trong huyện. Ông thường được gọi là Tiểu Huệ và có biệt danh là Huệ Tĩnh. Sống tại chùa ông được học văn và học làm thuốc chữa bệnh tại chùa.
Đến tuổi 22, ông đi thi hương trúng bảng nhưng không làm quan mà vẫn ở chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Tại đây ông chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền và tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân.
Với kiến thức uyên thâm về Y dược học cổ truyền ông bị cống sang nhà Minh ở Trung Quốc. Sang Trung Quốc ông vẫn nghiên cứu về y học và làm thuốc. Tài năng của ông được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam Trung Quốc không rõ năm nào.
Trong suốt quãng thời gian sống xa quê hương, ông luôn nhớ và mong mỏi được trở về nơi mình sinh ra và lớn lên. Vì vậy trên trên bia mộ ông có dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho năm 1960 đi sứ sang Trung Quốc đã vô tình thấy mộ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh với lời nhắn nhủ. Cảm động trước lời nhắn của ông, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép lại rồi tạc đá mang về Hải Dương.
Những công trình nghiên cứu quý giá của Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh
Với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân” Đại danh y Tuệ Tĩnh trong những năm ở quê nhà luôn miệt mài trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông đã tổng hợp được 182 chứng bệnh và được chữa bằng 3.873 phương thuốc.
Bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa chính là bộ sách giá trị nhất của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Đặc biệt bộ Hồng Nghĩa tư giác y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài Phú thuốc Nam 630 vị cũng dùng quốc ngữ.
Danh Y Hải Thượng Lãn Ông vào thế kỷ XVIII đã thừa kế 496 bài thơ dược tính của thiền sư Tuệ Tĩnh vào bộ sách để đồng nghiệp đương thời và các thế hệ mai sau cùng nghiên cứu, sử dụng.