Bộ Tài chính tại Hội thảo Giáo dục 2018 đề xuất giảm bớt số lượng trường công, trường đại học vùng để nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục đại học.
- ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng thông báo xét tuyển bổ sung năm 2018
- HOT: Đại học Cảnh sát Nhân dân công bố xét tuyển đợt 2 hệ chính quy năm 2018
- Ngược đời chuyện thí sinh trượt tốt nghiệp THPT vẫn được gọi đi học CĐ, ĐH
Con số cụ thể trong giai đoạn 2013 – 2017 do Bộ Tài chính cho biết, Ngân sách Nhà nước chi 1.120.355 tỉ đồng cho giáo dục và đào tạo, trong đó ước tính 172.905 tỉ đồng cho giáo dục đại học. Căn cứ theo con số này, Bộ Tài chính cho rằng, nguồn tài chính cho bậc đào tạo này còn hạn hẹp và chưa được đa dạng hóa. Các cơ sở cũng chưa chủ động về nguồn thu và chủ yếu dựa vào ngân sách, học phí. Mặt khác, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ còn hạn chế.
Đề xuất giải thể các trường đại học hoạt động kém hiệu quả
Trước vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương thực hiện công tác sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cở sở đào tạo hoạt động kém hiệu quả. Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục thay vì quan niệm tỉnh nào cũng phải có trường đại học.
“Nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thực hiện sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc cơ cấu lại chi ngân sách, tập trung cho các cơ sở có chất lượng cao hay một số cơ sở đặc thù. Bên cạnh đó, tránh thất thoát ngân sách vào những trường hoạt động không hiệu quả”, một giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bày tỏ quan điểm.
Với mục đích làm căn cứ để nghiên cứu thay đổi phương thức phân bổ, sử dụng ngân sách, tiến tới phân bổ theo chuẩn đầu ra…, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ GDĐT cần ban hành các quy định về tiêu chí chất lượng và chuẩn kết quả đầu ra trong giáo dục đại học
“Trắng” thí sinh trúng tuyển diễn ra tại một số trường sư phạm
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2018 dư luận không khỏi hoang mang về chất lượng giáo dục khi các trường tuyển sinh với mức điểm thấp, chỉ từ 12-13 điểm/3 môn cũng đỗ đại họ. Tuy nhiên nghịch lý vẫn tiếp diễn khi các trường vẫn chưa đủ chỉ tiêu dù điểm chuẩn đã hạ mức “kịch sàn’.
Đặc biệt các trường đại học vùng, trường đào tạo giáo viên ở địa phương tình hình càng thê thảm hơn khi không ít ngành sư phạm vẫn đang “trắng” thí sinh trúng tuyển và chờ đợi thí sinh không trúng tuyển đợt 1 nộp hồ sơ vào.
Việc đề xuất giải thể các trường đại học hoạt động kém hiệu quả ngay lúc này khiến không ít trường đặt vào tính thế “tồn tại hay không tồn tại”. Đặc biệt với tình trạng không tuyển được sinh viên như hiện nay sẽ rất khó để các trường có thể duy trì hoạt động giảng dạy.
Nguồn tin Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thu nhận được từ Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết Bộ GDĐT cũng đang tiến hành làm quy hoạch hệ thống các trường đại học nói chung và trường đào tạo giáo viên nói riêng theo hướng nâng cao chuẩn chất lượng của trường.
Theo đó, trường nào đảm bảo chất lượng sẽ tiếp tục cho tuyển sinh – đào tạo. Ngược lại những trường không đảm bảo chất lượng sẽ phải đầu tư để đảm bảo chất lượng hoặc phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ hoặc là cho giải thể, sáp nhập để đảm bảo sự lành mạnh cho cả hệ thống.
Nguồn: caodangytetphcm.edu.vn