Trang chủ / Hỏi đáp Thầy thuốc / Bởi Nghề Y Không Như Mơ!

Bởi Nghề Y Không Như Mơ!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (27 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Người ta thường nói “Bác sĩ giàu lắm”, nhưng chắc chỉ ai trong nghề mới hiểu. Bác sĩ giàu stress, kiệt sức… và nhiều nỗi vất vả có ai thấu?

Hãy hiểu thực sữ những nỗi niềm dấu kín bác sĩ ngành Y

Hãy hiểu thực sự những nỗi niềm dấu kín bác sĩ ngành Y

 Nghề Y không có ngoại lệ

Tại nhiều công việc khác nhau, các trí thức bậc cao khi làm việc, hiếm khi ta bắt gặp họ phải làm trực tiếp các công việc bằng sức lao động cả tay chân và trí óc. Nhưng với nghề y thì khác, Các Giáo sư, Tiến sĩ, Giám đốc, thậm chí đến cả lãnh đạo cấp cao đều phải tham gia quá trình mổ xẻ, cấp cứu và hồi phục chức năng. Còn thông thường thì mức độ làm việc quá tải là chuyện hết sức bình thường. Tình trạng quá tải và kiệt sức thường xuyên sảy ra.

Điều luật khắp mọi nơi

Có rất nhiều điều luật được đặt ra với người thầy thuốc và bắt phải tuân thủ trong tất cả hoàn cảnh và nhất là trong điều kiện bệnh nhân quá tải. Việc cho bệnh nhân hưởng chế độ bảo hiểm, đến những chế độ nghỉ dưỡng sức hay cho một loại thuốc, những ca mổ hay tiểu phẫu đắt tiền đòi hỏi các thủ tục phê duyệt chặt chẽ. Nếu không làm theo điều liệt đó sẽ bị phê bình thậm chí bác sĩ đó còn phải bỏ tiền bù vào.

Giờ làm khắc nghiệt.

Khi nói về bác sĩ, ai cũng nghĩ rằng chỉ làm việc 8 tiếng 1 ngày như các cán bộ nhân viên khác, tuy nhiên trên thực tế không hẳn là vậy. Đối với 1 bác sĩ sau ca trực 24 giờ ( thời gian làm việc tương đương 3 ngày làm việc, mỗi ngày làm việc 8 tiếng) sẽ được nghỉ bù ngày làm việc hôm sau. Điều đó có nghĩa là trong 2 ngày đó, các bác sĩ phải đi làm đến 3 ca. Còn nếu các bác sĩ đi trực vào ngày thứ 7, chủ nhật thì đồng nghĩa đó là thời gian làm việc dư ra 3 ngày làm việc ngoài giờ, nhưng chỉ được nghỉ bù 1 ngày làm việc.

Quá trình điều trị mất nhiều thời gian và trong suốt quãng thời gian đó các bác sĩ cũng phải túc trực để kịp thời điều trị 24/7.

Những ca phẫu thuật luôn có áp lực từ vô vàn phía

Những ca phẫu thuật luôn có áp lực từ vô vàn phía

Thu nhập ngành Y đứng thứ gần thấp nhất trong 18 nghành nghề được khảo sát

Khi nền kinh tế khó khăn và đó là gánh nặng cơm áo gạo tiền, thu nhập của bác sĩ khiến họ có rất nhiều áp lực, phải đi làm thêm bên ngoài. Từ chuyện mổ tăng ca, làm thêm giờ ở bệnh viện đến việc làm phòng mạch tư ngoài giờ. Ngoài ra tại nhiều vùng miền, nhiều bác sĩ làm thêm ngoài giờ cả những công việc khác: Làm nghề phụ, làm trang trại nuôi trồng thủy sản, làm rẫy cà phê, cao su…

Đã từng có bệnh viện cấm nhân viên làm thêm ngoài giờ, nhưng đã vấp phải sự phản đối khá gay gắt của các thầy thuốc và dư luận cộng đồng.

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện luôn cao

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện là thường xuyên xảy ra. Cứ trung bình 1 bác sĩ khám khoảng 70-80 bệnh nhân mỗi ngày. Mỗi bệnh nhân đến khám 1 lần và khi có xét nghiệm lại quay lại để kê đơn một lần nữa. Với mỗi lần gặp 3 phút thì bác sĩ đó đã có 8 giờ làm việc không ngừng nghỉ.

Trong 3 phút cả khám và kê đơn thì khó mà đảm bảo kỹ càng. Như vậy trong 1 tháng có hàng nghìn đơn thuốc mà bác sĩ chỉ cần thiếu sót 1 lỗi nhỏ, điều đó cũng đủ gây phiền toái đến bệnh nhân, người nhà và cả xã hội. Thậm chí lên án gay gắt tới các bác sĩ.

Niềm vui xen kẽ sự mệt mỏi sau mỗi ca trực đêm

Niềm vui xen kẽ sự mệt mỏi sau mỗi ca trực đêm

Bác sĩ ngành y không có ngày nghỉ

Tất cả các ngành nghề đều được nghỉ các dịp nghỉ lễ, thế nhưng với ngành Y thì không. Đối với phụ nữ thì thời gian làm việc kín lịch thì thời gian trang điểm hay diện những bộ váy đẹp cũng không có, ngoài chiếc áo blouse. Hay những phụ nữ có con, người thân bị bệnh mà không thể chăm sóc, thay vào đó là chăm sóc bệnh nhân. Những điều này cũng góp phần tạo nên và stress đối với nhân viên y tế.

Áp lực học tập lớn như ngành Y

Đa số các ngành nghề khác sau khi hoàn thành bậc học Đại học là có thể ra làm việc tương đối độc lập. Riêng đối với ngành y sau khi tốt nghiệp đại học ra thì ít nhất các bác sĩ phải học thêm một khóa Chuyên khoa định hướng 9 tháng, sau khi tốt nghiệp xong mới có thể làm việc. Để trở thành bác sĩ chính phải học lên Cao học hoặc Chuyên khoa cấp 1, thời gian từ 2 đến 3 năm và phải trải qua thời gian thực hành lâm sàng ít nhất 9 năm.

Xu thế hội nhập cao, ngành Y luôn thay đổi vì thế cần không ngừng học tập và cập nhật các kiến thức. Với đa số các ngành nghề khác chỉ cần trình độ đại học có thể nắm giữ các cương vị Trưởng phòng, Giám đốc, thậm chí Tổng giám đốc. Nhưng riêng với ngành y, cơ hội thăng tiến gắn liền với việc học tập, Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng khoa ở bệnh viện tuyến tỉnh ít nhất phải là bác sĩ chuyên khoa cấp 1, hoặc thạc sĩ, ở bệnh viện tuyến trung ương phải là bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ. Và yêu cầu ngày một tăng cao. Vì thế các bác sĩ phải không ngừng học hỏi. Các Kỹ thuật thường xuyên được cập nhật liên tục, nếu không học tập cũng không thể duy trì vị trí hiện tại.

Với ngành Y con đường học tập không bao giờ là đủ

Với ngành Y con đường học tập không bao giờ là đủ

Áp lực đến từ bệnh nhân

Các áp lực của bệnh nhân đối với thầy thuốc còn từ phía thái độ của bệnh nhân. Khi vào khám bệnh, đặc biệt tại các phòng cấp cứu họ thường có xu hướng quan trọng hóa bệnh tật của mình và ít quan tâm đến tình trạng trầm trọng của những người xung quanh.

Chính vì thế họ thường xuyên gây áp lực với thầy thuốc để được khám trước, được chiếu chụp, siêu âm ngay hay phải xử trí tức thời, trong khi có rất nhiều bệnh nhân khác đến trước hoặc nặng hơn và đáng được ưu tiên cấp cứu hơn. Việc không tuân thủ nội quy bệnh phòng của bệnh nhân và người nhà thăm nuôi cũng là điều khó chịu lớn đối với thầy thuốc.

Bác sĩ tại gia

Rất nhiều bệnh nhân cố tìm hiểu y học qua những kiến thức vụn vặt, nhặt nhạnh được trên internet, hoặc qua truyền miệng từ người này sang người khác nhưng lại coi đó là kiến thức y học thực sự. Họ can thiệp vào quá trình điều trị của bác sĩ hay tự ý thêm thuốc, bỏ thuốc trong đơn bác sĩ đã kê nhưng khi hậu quả xảy ra thì đa phần đều có xu hướng đổ lỗi cho quá trình điều trị của thầy thuốc.

Nhiều trường hợp gia đình kiên quyết xin ngừng điều trị chỉ vì thầy bói bảo không qua khỏi, hoặc xin về để về cúng bái, dùng các loại thuốc dân gian, các loại theo được truyền lại không rõ nguồn gốc hay những lời mách bảo vu vơ.

Đừng bao giờ lựa chọn ngành Y vì bị bắt buộc, hãy lắng nghe con tim từ bạn

Đừng bao giờ lựa chọn ngành Y vì bị bắt buộc, hãy lắng nghe con tim từ bạn

 Tuy nhiên làm Bác sĩ cũng có rất nhiều điều thú vị

Được khoác lên mình chiếc áo blouse chữa bệnh, mang trọng trách thiêng liêng và cao cả. Nghề Y tuy vất vả nhưng được cả xã hội coi trọng. Nếu ai đó có người nhà làm bác sĩ ngành Y thì hẳn cả họ rất tự hào.

Ngoài những lúc công việc các bác sĩ cũng biết tạo những niềm vui cho chính bệnh nhân và đồng nghiệp. Bác sĩ  là biểu tượng của sức khỏe dân tộc. Làm bác sĩ phải có lương tâm, đạo đức luôn được đặt hàng đầu. Nếu chỉ vì bác sĩ nhiều tiền mà học thì nên chuyển sang 1 công việc khác. Và bác sĩ chỉ giành cho những ai tâm huyết, yêu nghề kiên trì mà thôi.

Nguồn: caodangytetphcm.edu.vn

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

thuốc là gì

Cùng tìm hiểu thuốc là gì cùng với các dược sĩ

Thuốc là sản phẩm đặc biệt quan trọng không thể thiếu được mọi người sử …