Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp dược, Cao đẳng Dược nếu muốn mở quầy thuốc đều cần phải có chứng chỉ hành nghề Dược. Vậy chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn hay không và điều kiện để được cấp là gì?
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược là gì?
Chứng chỉ hành nghề Dược được coi như giấy thông hành của người học Dược, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học Dược thì đều cần phải có chứng chỉ hành nghề. Bởi ngành Dược có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người do đó khi có chứng chỉ hành nghề các Dược sĩ sẽ đủ tư cách làm việc và theo đuổi trọn đời với nghề Dược.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng dược;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp dược;
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
- Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn hay không?
Hiện nay các nước trên thế giới có quy định về thời hạn cấp giấy phép hành nghề với thời gian tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Việc giới hạn thời gian giấy phép hành nghề nhằm mục đích kiểm tra đánh giá đảm bảo chất lượng của các Dược sĩ.
Tại Việt Nam, theo nghị định số 89/2012/NĐ-CP có quy định về Giá trị, thời hạn của Chứng chỉ hành nghề dược như sau: Chứng chỉ hành nghề dược được cấp một lần, có giá trị trong phạm vi cả nước. Đối với Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp với thời hạn 5 năm, khi hết hạn, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đến năm 2016 có nhiều ý kiến về vấn đề chứng chỉ hành nghề dược và Quốc hội đã thống nhất và ban hành luật Dược số: 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 quy định: Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Địa chỉ đào tạo Dược sĩ chính quy tại TPHCM: Trường cao đẳng Y Dược Pasteur – 37/3 Đường Ngô Tất Tố, P.21, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295