Trang chủ / Hỏi đáp Thầy thuốc / Dược sĩ tiết lộ 5 lỗi sai thường mắc phải khi đọc tên thuốc có nguồn gốc Tiếng Anh

Dược sĩ tiết lộ 5 lỗi sai thường mắc phải khi đọc tên thuốc có nguồn gốc Tiếng Anh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (6 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thuốc được ví như con dao 2 lưỡi nếu không biết cách sử dụng, hiện nay có nhiều loại thuốc mới ra với nhiều công dụng hiệu quả. Dược sĩ tiết lộ 5 lỗi sai thường hay mắc phải đối với loại thuốc có nguồn gốc Tiếng Anh gây nguy hiểm chết người. 

duoc-si
Dược sĩ tư vấn đọc tên thuốc có nguồn gốc Tiếng Anh chính xác nhất

Dưới đây là năm lỗi sai hay mắc phải nhất khi đọc tên thuốc được Dược sĩ tiết lộ

  1. Thay thế bằng từ tiếng Anh có cách phát âm gần giống có thể gây ra một số nhầm lẫn.

1 ví dụ điển hình như “contin” trong chế phẩm “oxycontin” thay bằng “cotton nghĩa là sợi bông”. Hoặc có thể phát âm chữ “e” trong “candesartan” là “e” chứ không phải là “eh” làm cho từ hai âm tiết đầu nghe như “candy có nghĩa là kẹo” tạo thành “candysartan”.

Thuốc gốc tên tiếng Anh có thể hoàn toàn khác về công dụng điều trị, ví dụ như “hydrocodon” và “hydrocodein” trong đó hydrocodon có tác dụng giảm đau tác dụng lên thần kinh trung ương thuộc nhóm opioid còn hydrocodein rất khó hấp thu ít khi được sử dụng.

  1. Lỗi khi đọc một số âm câm (không phát âm):

Ví dụ như atenolon thuốc chống tăng huyết áp chẹn thụ thể beta adrenergic có tác dụng làm giảm lực co cơ và giảm nhịp tim thường đọc thành “atenol” (bỏ đuôi “ol”), simvastatin chất ức chế đặc hiệu men khử HMG-CoA enzyme xúc tác phản ứng trong chuyển hóa tạo cholesterol nên thuốc này có tác dụng hạ cholesterol máu thường đọc thành “simvastin” (bỏ “ta”), hoặc bỏ âm “i” đầu tiên trong “cetirizin” (thuốc kháng histamin chống dị ứng) thành “cetirizin”.

Những lỗi sai này sẽ dẫn đến nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng, bởi nó có thể nhầm lẫn với “sertralin”thành chất ức chế mạnh và đặc hiệu chỉ định điều trị triệu chứng bệnh trầm cảm và có tương tác thuốc mạnh, phải thận trọng khi sử dụng. Ba lỗi sai trên rất hay gặp do các thuốc mới phát triển thường được gọi tên bắt đầu bằng những từ quen thuộc bằng âm tiết đầu tiên như “at” trong atenolon, “sim” là viết tắt của từ tiếng Anh “simulation có nghĩa kích thích”, “vast có nghĩa ống hay mạch” trong “simvastatin”, “set có nghĩa là bộ” trong “certirizin”.

duoc-si
Dược sĩ tiết lộ 5 Lỗi thường gặp khi phát âm thuốc
  1. Đọc sai trọng âm của từ xảy ra khá thường xuyên.

Trường hợp Thuốc ức chế bơm proton như “omeprazol” và thuốc điều trị Parkinson “ropinirol” kết thúc bằng “zole” và “role”. Có thể đọc âm cuối là “zo’lee” và “ro’lee” do cách nhấn trọng âm vào âm thứ hai từ cuối lên. Cách đọc này không sai, nhưng không nên sử dụng bởi nó sẽ phá vỡ tính chính xác Y học luôn đòi hỏi.

  1. Thay thế tên thuốc hoàn toàn: Đây là cách dễ gây nhầm lẫn nhất khi đọc.

Sự thật, bộ não có thể nhận biết các từ chỉ cần dựa vào âm đầu và âm cuối ăn khớp với nhau. Ví dụ với “propranolol” và “prednisolon” đều bắt đầu và kết thúc bằng “pr” và “olon”.

Sự chủ quan khi nhận biết thuốc mà chỉ dựa vào âm đầu và âm cuối như thế này đã gây ra hậu quả đáng buồn khi kết hợp hai thuốc này đã làm cho người bệnh hen tử vong. Tương tự với “hydromorphon” và “morphin” chỉ khác nhau một chữ cái nhưng đã gây ra nhiều ca tử vong đáng tiếc.

  1. Lỗi trong quá trình thêm các cụm từ mới được chèn vào, bởi từ thêm không khớp và khó phát âm so với từ gốc.

Trong trường hợp vancomycin thường đọc là van cô my xin. Vancomycin một kháng sinh nhóm glycopeptid chỉ tác dụng lên vi khuẩn gram (+), kháng sinh này chỉ sử dụng tại bệnh viện trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và phải theo dõi chặt chẽ các phản ứng phụ.

Trong khi myosin là tên một protein có trong cơ chủ yếu chỉ được biết đến trong giải phẫu, tâm lí học, liệu người bệnh có đọc sai như vậy không? Có thể do các chữ m-y-c chỉ gặp trong tài liệu khoa học, không phổ biến. Khi gặp những từ lạ như vậy, người bệnh thường biến nó thành những từ dễ đọc hơn như là những điều họ biết về tật cận thị hay bệnh về cơ tim.

Dược sĩ giới thiệu những lưu ý về tên thuốc

  1. Khi viết tên thuốc generic ta không viết hoa vì đó là tên chung. Ta chỉ viết hoa tên thuốc biệt dược vì đó là tên thương mại hay tên riêng do đơn vị hay cá nhân sở hữu thuốc đặt tên.
  2. Khi phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt trong đó có cách đọc và viết tên thuốc cần tuân thủ quy tắc theo qui ước của Hiệp hội hoá học thuần tuý ứng dụng (The International Union of Pure and Aplied Chemistry viết tắt là I.U.P.A.C.) và hướng dẫn của Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước nay là Bộ Khoa học Công nghệ. Những năm trước sinh viên các trường đại học Dược thường được học môn Latin trong môn học này có hướng dẫn chi tiết cách phiên âm thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Nay đáng tiếc môn học này không được dạy cho sinh viên nữa nên các dược sỹ đại học nhiều khi viết tên thuốc không đúng quy tắc vì thế cần tham khảo các tài liệu chính thống như dược thư hoặc dược điển.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Địa Chỉ : 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Địa chỉ : 913/3 Quốc Lộ 1A, P . An Lạc, Quận Bình Tân - Tp.HCM.
Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

 

Kiểm tra

thuốc là gì

Cùng tìm hiểu thuốc là gì cùng với các dược sĩ

Thuốc là sản phẩm đặc biệt quan trọng không thể thiếu được mọi người sử …